Xu Hướng 6/2023 # Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng Thì Phải Làm Sao? # Top 14 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng Thì Phải Làm Sao? # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng Thì Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

– Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.

(Trẻ bị nhiệt miệng do cọ sát làm tổn thương niêm mạc)

– Nguyên nhân gây ra các vết loét thường là cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng. Có thể bắt đầu từ việc trẻ bị nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh gây nóng dẫn đến trong vòm miệng và lưỡi xuất hiện những ổ loét.

– Cũng có thể thủ phạm từ virus herpes với triệu chứng như loét do nhiệt. Nếu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì virus này ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng.

(Các bệnh lý cơ thể cũng có thể làm trẻ bị viêm nhiệt miệng)

– Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

(Trẻ bị thiếu chất sẽ tạo cơ hội cho virut gây bệnh)

Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho trẻ đau, rát, quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, gầy sút nhanh, khiến việc chăm sóc rất vất vả và trẻ rất lâu bình phục, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

2. Trẻ em bị nhiệt miệng thì phải làm sao?

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn:

– Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây: Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

(Dùng thuốc trị nhiệt miệng bôi cho trẻ)

– Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng: Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

(Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng)

– Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

(Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng để tránh làm tổn thương thêm)

– Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

(Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để tránh mất nước)

Nguồn: Nhiệt Miệng – Lở Miệng

Bé Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao Để Nhanh Hết?

Bé bị nhiệt miệng phải làm sao để giúp con mau khỏi là thắc mắc chung của khá đông bà mẹ, nhất là với những ai đang làm mẹ lần đầu. Nhiệt miệng thực chất lành tính và không nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài và không biết cách chăm sóc xử lý sẽ vô tình khiến vết loét nặng hơn, khiến trẻ đau đớn, thậm chí còn gây chảy máu và nhiễm trùng nặng.

Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiệt miệng:

– Khoang miệng của bé xuất hiện các vết loét màu trắng, có hình tròn hoặc bầu dục, đường viền vết loét có màu đỏ tươi, tuỳ tình trạng mà số lượng vết loét nhiều hay ít.

– Vết lở loét nhiệt miệng thường mọc ở nướu, môi, lưỡi và ở niêm mạc 2 bên má

– Có bé kèm theo biểu hiện thân nhiệt đột ngột tăng cao, bé bị sốt nhẹ

– Quan sát thấy nướu răng của bé sưng lên và thậm chí là bị chảy máu chân răng

– Bé chán ăn, lười ăn, không muốn ăn uống

– Trẻ đau trong miệng, lúc nào cũng nhăn nhó, khó chịu, dễ khóc, mệt mỏi

Trẻ bị nhiệt miệng để lâu sẽ gây đau và nhiễm trùng.

Nói chung nhiệt miệng khiến bé khó chịu, đau rát khi ăn uống, ăn uống kém và ảnh hưởng tới sức khoẻ, bé chậm lớn. Hơn nữa nếu vết loét mà không được xử lý tốt sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập rồi làm nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao?

– Đầu tiên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý (mẹ có thể mua nước muối pha sẵn ở hiệu thuốc về dùng cho tiện). Mỗi ngày súc miệng 4 lần, mỗi lần cho bé ngậm một ngụm nhỏ nước muối, súc đi súc lại một lúc rồi nhổ. Làm như vậy sẽ giúp diệt khuẩn, làm dịu vết thương, giảm đau và nhanh khỏi hơn.

– Bên cạnh đó với các bé từ 1 tuổi trở lên mẹ cần cho bé đánh răng hàng ngày. Mẹ mua kem đánh răng và bàn chải đánh răng mềm chuyên dành cho trẻ nhỏ, như vậy nếu có không may nuốt kem đánh răng cũng không sao. Mỗi ngày đánh răng 2 lần trước khi đi ngủ vào buổi tối và sau khi thức dậy buổi sáng. Cách này còn giúp phòng sâu răng tốt.

– Tăng cường cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Khi bị nhiệt miệng cơ thể bé sẽ dễ bị mất nước, thiếu nước nên càng mệt mỏi. Việc mẹ cho con uống nước sẽ giúp bổ sung nước vào cơ thể, tránh khô miệng và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

– Bổ sung cho trẻ các thực phẩm giúp hỗ trợ chữa nhiệt miệng như: cà chua, bột sắn, rau ngót, rau mồng tơi, chuối, cam, chanh, củ cải, trái cây tươi, rau má, rau diếp cá, thịt vịt… Thực phẩm này có tính mát, lại có tác dụng chống viêm giảm đau tốt, vì thế nếu được bổ sung hàng ngày con sẽ càng nhanh khỏi hơn.

– Đặc biệt các món ăn cho trẻ bị nhiệt miệng cần phải chế biến cho thật mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, ví dụ như cháo hoặc súp. Như vậy bé sẽ dễ nuốt, không bị cọ xát vào vết thương, tránh bị đau. Không nên cho con ăn đồ nóng, cay hoặc quá mặn bởi chúng sẽ kích thích tổn thương và khiến bé đau, khó chịu hơn.

Trẻ bị nhiệt miệng thì nên cho bé ăn các thực phẩm có tính mát.

– Với những bé mà vẫn còn đang bú mẹ thì hãy tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Nguồn sữa mẹ không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp bổ sung các kháng thể tự nhiên, giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và nhanh khỏi hơn.

Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Những bé trên 1 tuổi mẹ có thể dùng mật ong nguyên chất để chữa nhiệt miệng cho con. Mật ong được nghiên cứu là có tính chất chống vi khuẩn, kháng viêm, làm dịu vết thương và giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Để con nhanh khỏi, mẹ chỉ cần cho bé ngậm ít mật ong hoặc là dùng ngón tay sạch của mẹ đem bôi một chút mật ong lên vết loét ở miệng cho con là được.

Ngoài ra do khi bị nhiệt miệng thân nhiệt của bé có thể tăng cao hơn bình thường. Do vậy mẹ chú ý nhớ nới lỏng quần áo, cho bé mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để giảm bớt nhiệt, giúp con thấy dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm: – Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Biên tập: Dược sĩ Hương Giang

– Làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi?

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Trẻ Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao?

Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em tốt nhất bằng nguyên liệu tự nhiện rẻ tiền dễ tìm trong nhà bếp như chanh, mật ong, quế, tinh dầu cây tràm..vừa giúp chữa hôi miệng nhanh vừa an toàn cho bé

Hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng. Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp, Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ thường thấy là gì?

Vệ sinh răng miệng kém: Bé chưa biết cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng, lâu ngày sinh ra mùi và làm hại chân răng.

Lưỡi bẩn do không vệ sinh lưỡi.

Khô miệng: Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh dẫn đến hôi miệng.

Dị vật: Trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến hơi thở bé có mùi

Bé đang bị viêm xoang, viêm amidan

Thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành gây mùi hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao?

1/ Trị hôi miệng bằng mật ong

Dùng mật ong: Cho bé súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế vào buổi sáng và tối. Làm đều đặn hàng ngày cho đến khi miệng bé hết hôi. Đây là cách trị hôi miêng cho bé cực đơn giản và hiệu quả

Đối với những trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng thì bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau răng miệng cho bé. Bố mẹ chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau và có cảm giác khó chịu. Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng có thêm tác dụng chải lưỡi. Vì thế ta nên kết hợp cho bé sử dụng trong mỗi lần bé đánh răng.

Vệ sinh lưỡi cho bé: Mẹ có thể dùng gạc để rơ lưỡi cho bé, chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy khó chịu. Nên kết hợp việc vệ sinh lưỡi ngay trong quá trình đánh răng cho bé.

Giảm bớt các gia vị gây mùi như hành, tỏi trong thực đơn của bé, bởi chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở bé. Và cũng hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, bởi đồ ngọt sẽ gây ra sâu răng, viêm lợi cho bé.

2/ Mật ong và bột quế trị hôi miệng ở trẻ

Công thức: Cho 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế pha vào nước ấm. Cho bé súc miệng vào buổi sáng và tối. Nước mật ong ngòn ngọt nên bé sẽ rất thích và nhờ có bột quế hơi thở của bé sẽ thơm tho hơn.

3/ Tinh dầu cây tràm hạn chế hôi miệng

Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm khiến hơi thở của bé thơm mát.

Cách dùng: Nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, chải răng cho bé hàng ngày. Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tràm và nước cốt bạc hà là bài thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.

4/ Trị hôi miệng bằng quả chanh

Ít ai biết chanh cũng là một bài thuốc dùng để chữa trị hôi miệng rất hiệu quả. Bởi vì trong quả chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Sử dụng dung dịch nước cốt chanh và mật ong uống hàng ngày để bé có hơi thở thơm mát. Hoặc có thể dùng nước cốt chanh và muối, pha với nước lọc nếu bé không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày.

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

tu khoa

bé bị hôi miệng khi mọc răng

hơi thở của trẻ có mùi hôi

trẻ 8 tháng tuổi bị hôi miệng

chữa hôi miệng cho bé 2 tuổi

cách trị hôi miệng ở người lớn

Bài viết Trẻ bị hôi miệng phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Trẻ Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao? Cách Chữa Hôi Miệng Cho Bé Tốt Nhất?

Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Cách vệ sinh răng kém: Hầu hết trẻ em đều “dị ứng” với việc chải răng hàng ngày và không thể tự giác thực hiện chúng. Vì vậy nếu bố mẹ không quan tâm hoặc không giúp bé vệ sinh khoang miệng sạch sẽ thì những cặn thức ăn còn đọng lại ở các kẽ răng vẫn còn sót lại, đặc biệt là đồ ăn vào bữa tối. Lâu dần, những vi khuẩn bình thường sống trong khoang miệng tương tác với những mảng bám thức ăn đó và khiến cho hơi thở của trẻ có mùi hôi rất khó chịu.

Bệnh về đường hô hấp: Trẻ em là đối tượng rất dễ các bệnh về đường hô hấp vì hệ miễn dịch khá yếu, dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Những bệnh về đường hô hấp ở trẻ như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, viêm xoang cấp… có thể là nguyên nhân khiến cho hơi thở của trẻ có mùi. Bạn có thể nhận biết nguyên nhân hôi miệng này dựa vào các biểu hiện ở trẻ như ho, sốt, chảy mũi, thở gấp, cơ thể tím tái, khi thở vào thấy phần lồng ngực bị rút lõm…

Thói quen mút tay, ngậm ti giả: Đây là thói quen mà bất cứ trẻ nào cũng trải qua, việc mút ngón tay hay ngậm ti giả khiến các vi khuẩn có thể đi vào miệng bé và làm hơi thở của bé có mùi hôi. Nếu bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều. Các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu. Vì thế, bạn nên thường xuyên rửa tay cho bé sạch sẽ với xà phòng và nước, đặc biệt với bé hay ngậm tay. Nếu bé dùng ti giả, nên khử trùng ti giả thường xuyên bằng cách thả nó vào nước sôi hoặc đặt trong máy tiệt trùng. Tốt nhất bạn nên đánh lạc hướng để bé loại bỏ từ từ thói quen ngậm ti giả hay mút tay.

Thói quen ăn uống không tốt: Việc ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối mà không vệ sinh lại răng miệng cẩn thận khiến mảng bám lưu lại qua đêm và cũng gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra, thói quen ngậm kẹo cứng hay đường trong miệng trong thời gian dài cũng khiến cho hơi thở có mùi hôi. Một số thực phẩm có thể gây mùi nữa như nước ngọt có gas, hành tỏi sống (hoặc đồ ăn có chứa nhiều hành, tỏi)… cũng nên hạn chế cho trẻ dùng. Ngoài ra, 1 số bệnh lý răng miệng khác như bé bị viêm nướu, viêm chân răng, cao răng,… làm lợi bé có tình trạng sưng tấy, không được làm sạch vi khuẩn trong miệng sẽ sinh ra hơi thở khó chịu.

Viêm lợi: Những bệnh về viêm lợi, áp xe răng cũng có thể làm hơi thở của bé có mùi hôi, Nên cho bé mới biết đi của bạn tới nha sĩ để được kiểm tra răng và lợi. Một số bé có dị vật trong mũi cũng gây mùi hôi cho hơi thở. Chẳng hạn, một mẩu đồ ăn, đồ chơi nhỏ kẹt trong mũi. Triệu chứng đi kèm với hơi thở hôi là chảy nước mũi một hoặc hai bên.

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc amiđan. Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở. Bạn có thể đưa con đi kiểm tra amiđan của bé trong một buổi khám cổ họng. Nếu có vấn đề, những mảnh vụn thức ăn bám ở đây sẽ được loại bỏ. Cuối cùng những bé bị trào ngược dạ dày cũng khiến hơi thở có mùi. Tuy nhiên nếu là nguyên nhân này thì sẽ đi kèm những triệu chứng khác, chẳng hạn nôn trớ sau khi ăn.

Trào ngược dạ dày: Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn. Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao?

Hỏi: Chào bác sĩ, Buổi chiều tối bé thường phát ra hơi thở bị hôi mặc dù đã được rơ lưỡi thường xuyên. Không biết bệnh này do đường hô hấp gây ra hay bé bị bệnh gì (có người nói bị hở van tim cũng gây ra hơi thở có mùi hôi??), đi bác sĩ khám thì được trả lời là không có gì hết. Bé nay được 8 tháng tuổi, là bé gái.

Kế bên đó là các anh chàng viêm họng, viêm amidan, và cả anh nghẹt mũi nữa đó bạn ơi. Có anh chàng thò lò mũi xanh nào mà có hơi thở thơm được đâu. Đi vào sâu hơn, chúng ta gặp bệnh viêm phổi, áp- xe phổi cũng gây hơi thở không thơm. Và cơ quan không kém phần quan trọng là đường tiêu hóa: như viêm bao tử, viêm ruột, … trẻ đang tiêu chảy thì miệng chẳng thơm chút nào. Chúng ta giúp bé giữ gìn vệ sinh miệng mũi bằng nước muối mỗi ngày bạn để hơi thở bé luôn thơm tho “quyến rũ” mẹ hôn bé hoài luôn.

Hơi thở của bé bị hôi là bệnh gì?

Hỏi: Xin chào bác sĩ! Con trai tôi 13.5 tháng – nặng 15kg – dài 80cm. Từ lúc sơ sinh đến 6 tháng bé hay bị ọc sữa. Đến nay mỗi bữa ăn của cháu hay bị nhợn và nôn ói. Bên cạnh đó, nếu để ý thì hơi thở của cháu có mùi hôi. Nếu rơ miệng thì ngày hôm đó không nghe mùi. Xin được hỏi hơi thở cháu thường xuyên có mùi hôi có phải nguyên nhân do thức ăn và uống sữa hay do cơ địa của cháu. Mong bác sĩ tư vấn.(mẹ bé Thanh Phúc)

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa nhi:

Chào mẹ bé Thanh Phúc, Con chị với tuổi và cân nặng, chiều cao như vậy là tốt. Vấn đề ói sau khi bú sữa hoặc ăn cháo của bé có nhiều nguyên nhân, chị nên đưa bé đến phòng khám tiêu hóa – bệnh viện Nhi Đồng 2 để được tư vấn. Vấn đề hơi thở có mùi hôi như chị nêu trong thư thì nếu có rơ miệng cho cháu thì hôm đó hơi thở không có mùi. Vậy nguyên nhân hơi thở bị hôi là do thức ăn còn sót lại trong xong miệng ( sữa, cháo, bột …) Vi khuẩn trong miệng sẽ lên men những thức ăn này và tạo mùi hôi à vì thế dù là trẻ hay người lớn vẫn phải giữ vệ sinh răng miệng đúng cách là chải răng sau khi ăn .

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi chưa thể dùng bàn chải đánh răng, thì phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng bằng cách dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú. CÁch nghĩ chỉ chải răng vào buối sáng và tối là không đúng. Ngoài ra, hơi thở hôi còn có thể do trẻ bị bệnh viêm mũi họng (V.A, viêm amygdales…) hoặc viêm nướu răng, bệnh lý đường tiêu hóa. Những trường hợp này phụ huynh phải đưa cháu đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Cách chữa hôi miệng cho bé

Chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho bé

Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với trường hợp trẻ bị hôi miệng. Việc vệ sinh răng sẽ cần căn cứ vào độ tuổi của bé để có phương pháp cho phù hợp. Cụ thể:

+ Với những bé chưa thể tự mình thực hiện việc vệ sinh răng miệng thì sau khi ăn hoặc uống sữa bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước để làm sạch những cặn sữa hoặc thức ăn còn bám lại trên răng của bé.

+ Với những bé 3 tuổi trở lên, cha mẹ nên tập cho bé có thói quen chải răng tối thiểu 2 lần/ngày. Có thể sử dụng bàn chải có hình ngộ nghĩnh để kích thích tính tự giác của bé.

Tạo không gian sống sạch sẽ cho bé: Vi khuẩn từ những vật dụng xung quanh có thể khiến hơi thở bé có mùi. Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ những vật này có thể chuyển vào miệng. Cần phải rửa và khử trùng với những vật bé hay mút. Nếu bé ngừng mút, hơi thở hôi sẽ biến mất.

Lưu ý chế độ ăn uống: Trong thực đơn của bé nên hạn chế một số gia vị gây mùi như hành, tỏi, cari… bởi chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở bé. Duy trì cho bé chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo, bởi chất đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, viêm lợi cho bé và tạo nên mùi hôi khó chịu. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giòn cho bé bởi các loại này được coi như bàn chải tự nhiên giúp chà xát và làm sạch các mảng bám khó ưa trên răng.

Kết hợp những biện pháp trị hôi miệng tự nhiên

Bên cạnh những yếu tố trên, bạn có thể kết hợp một số phương pháp chữa hôi miệng bằng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong , chanh tươi hay tinh dầu tràm… Cụ thể:

Đối với mật ong: Pha hỗn hợp 2 thìa mật ong, 1 thìa bột quế vào chai nước ấm, cho bé súc miệng 2 lần sáng và tối hàng ngày để làm sạch mùi trong khoang miệng, đẩy lùi mùi hôi khó chịu.

Đối với chanh tươi: Bạn có thể vắt ít nước cốt chanh, pha cùng 1 vài hạt muối trắng trong cốc nước lọc, để bé súc miệng hàng ngày, tính axit trong chanh sẽ làm sạch khoang miệng nhanh chóng.

Đối với tinh dầu tràm: nhỏ 1 hoặc 2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, để chải răng cho bé hàng ngày. Tinh dầu tràm vừa có tính sát khuẩn, vừa mang lại hơi thở thơm mát cho bé.

Kết: Những biện pháp nêu trên chỉ nên áp dụng trong trường hợp trẻ bị hôi miệng do nguyên nhân bên ngoài. Với các trường hợp trẻ bị hôi miệng do các nguyên nhân như bệnh lý cơ thể hay bệnh lý răng miệng, bạn nên sớm đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để có biện pháp điều trị cụ thể. Bệnh lý càng được điều trị sớm càng nhanh khỏi và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Mùi hôi miệng của bé cũng sẽ chấm dứt khi bé được điều trị triệt để bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định lấy cao răng cho trẻ nếu thấy nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ những mảng bám này. Việc lấy cao răng cho trẻ cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng vì men răng bé khá yếu và mỏng. Bất cứ tác động nào vượt quá sức chịu đựng cũng khiến chúng bị tổn thương.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng Thì Phải Làm Sao? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!