Bạn đang xem bài viết Trẻ Nôn Ói, Ba Mẹ Làm Gì? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nôn ói là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, hầu hết là dấu hiệu của một bệnh lý cấp tính, ba mẹ cần phải lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để xử trí phù hợp và đưa trẻ đi khám đúng lúc.
Nguyên nhân gây nôn ói ở trẻ là gì?
Thông thường trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn trước khi nôn, nhưng ở trẻ nhỏ có thể trẻ chỉ than đau bụng hoặc than mệt, thấy khó chịu. Các nguyên nhân gây nôn ói khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 12 tháng tuổi
Ở lứa tuổi nhỏ này, khó phân biệt trẻ ói là do trào ngược dạ dày thực quản hay là do bệnh lý, nên ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Ba mẹ cần lưu ý khi trẻ nôn ói nhiều có thể là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm như: tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày hoặc lồng ruột, tắc ruột, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu trẻ nôn kèm với sốt, có thể trẻ bị nhiễm trùng ruột hoặc nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.
Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi. Triệu chứng nôn ói thường bắt đầu đột ngột và thường hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Các triệu chứng khác của viêm dạ dày ruột có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.
Nguyên nhân có thể do trẻ ăn thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc ngậm tay, các đồ vật bị nhiễm khuẩn.
Ngộ độc thực phẩm: là khi trẻ ăn các thực phẩm được lưu trữ hoặc chuẩn bị không đúng cách, có chứa vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn, nấm mốc…
Trẻ lớn bị nôn ói cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, hội chứng nôn chu kỳ, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm tụy…
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ nôn ói?
Ba mẹ cần theo dõi các dấu hiệu để xử trí đúng và đưa trẻ đi khám khi cần thiết.
1. Theo dõi dấu hiệu mất nước
– Dấu hiệu mất nước nhẹ: Môi hơi khô, trẻ khát nước. Trẻ bị mất nước nhẹ thường không cần đi khám ngay nhưng ba mẹ cần theo dõi diễn tiến để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng hơn.
– Dấu hiệu mất nước vừa và nặng:
+ Giảm đi tiểu (không đi vệ sinh hoặc không ướt tã trong 4-6 giờ)
+ Khóc không thấy nước mắt
+ Môi khô nhiều, mắt trũng
+ Bàn tay bàn chân lạnh
+ Trẻ lừ đừ
Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này, ba mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay.
2. Bù dịch bằng đường uống
– Dung dịch bù nước (Oresol) giúp bù dịch hiệu quả và bù các chất điện giải (natri, kali, clorua) bị mất trong quá trình nôn và tiêu chảy. Cần lưu ý là Oresol không điều trị nôn ói, nhưng giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất nước do nôn ói.
– Các loại nước trái cây, nước gạo và các đồ uống khác (nước khoáng có chất điện giải, các loại nước có nhiều đường) không được khuyến cáo cho trẻ em bị mất nước. Và ba mẹ cũng không nên tự pha chế Oresol tại nhà vì cần phải có công thức đo lường thật chính xác.
– Đối với trẻ bị mất nước nhẹ: ba mẹ có thể cho trẻ uống Oresol tại nhà. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, đút chậm mỗi 1-2 phút, bằng muỗng nhỏ, đút hết một lượng oresol trong vòng 4 giờ (50ml cho mỗi ký cân nặng, ví dụ trẻ 10 ký, cần bù 500ml). Sau đó, ba mẹ có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường.
Trẻ có thể không chịu uống hoặc ói sau khi uống Oresol, ba mẹ có thể tạm ngưng Oresol nhưng phải theo dõi sát để phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước.
– Đối với trẻ không bị mất nước: có thể tiếp tục được cho uống Oresol giữa các đợt nôn ói để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
3. Chế độ ăn
Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước có thể tiếp tục chế độ ăn uống dễ tiêu hóa.
– Đối với trẻ còn bú mẹ: nên được tiếp tục cho bú sữa mẹ, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước. Nếu trẻ nôn ói ngay sau bú, mẹ cố gắng cho con bú từng chút một, nhiều lần. Ví dụ: bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Nếu sau 2-3 giờ, tình trạng nôn ói giảm, ổn định, có thể cho bú như bình thường. Nếu không cải thiện, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
– Không cố gắng ép trẻ ăn, đặc biệt trong 24 giờ đầu, nên khuyến khích trẻ uống nước bù dịch (như trên).
– Có thể cho trẻ ăn cháo (hoặc các tinh bột khác như khoai tây, bánh mì), thịt nạc, sữa chua, trái cây. Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo vì gây khó tiêu hóa. Không cần phải hạn chế các thức ăn, mặc dù có thể có một số thức ăn được khuyên ăn để giảm tiêu chảy, nhưng những thức ăn này lại không đủ chất dinh dưỡng và sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng sau khi hết bệnh.
Cho trẻ uống thuốc gì khi nôn ói?
Nôn ói là một phản ứng có lợi vì giúp cơ thể loại bỏ các chất có hại. Nhưng hiện nay KHÔNG khuyến cáo việc kích thích gây nôn như dùng thuốc, uống nước muối, các biện pháp truyền miệng… hoặc “móc họng” gây nôn vì có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Các loại thuốc chống nôn có thể được khuyến cáo trong một số trường hợp như để giảm nguy cơ mất nước ở trẻ em nôn ói quá nhiều hoặc giảm say tàu xe. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, ba mẹ không nên tự dùng cho trẻ.
Bệnh nôn ói có lây không?
Câu trả lời là Có!
Vì vậy ba mẹ cần chú ý để tránh lây bệnh cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.
Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên và nên để trẻ ở nhà (không đi học hoặc đi chơi) đến khi trẻ không còn nôn ói sau 24 giờ.
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi:
– Trong chất nôn có máu (đỏ hoặc nâu) hoặc màu xanh (mật)
– Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều, bú kém, bỏ bú
– Trẻ nôn ói kéo dài hơn 24 giờ
– Trẻ có dấu hiệu mất nước vừa đến nặng: khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong 6 đến 8 giờ đối với trẻ lớn hoặc tã không ướt trong 4-6 giờ đối với trẻ nhỏ
– Đau bụng nhiều
– Đi tiêu ra máu
– Bé li bì, lừ đừ hoặc kích thích, quấy khóc bất thường
Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Cảm Lạnh Nôn Nhiều?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài các biểu hiện ho, chảy nước mũi, sốt, trẻ có thể bị nôn nhiều khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng. Vậy nên làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?
1. Dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ bị cảm lạnh?
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị 8 đến 10 lần cảm lạnh mỗi năm trước khi chúng tròn 2 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có khoảng 9 lần cảm lạnh mỗi năm. Thanh thiếu niên và người lớn mắc cảm lạnh từ 2 đến 4 lần mỗi năm.
Mùa lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4, vì vậy, trẻ em thường bị ốm thường xuyên nhất trong những tháng này.
Trẻ bị cảm lạnh thường có các biểu hiện sau:
Chảy nước mũi.
Hắt hơi.
Mệt mỏi. Trẻ quấy khóc, kém chơi.
Sốt.
Nôn trớ.
Ho.
Trẻ bị cảm lạnh có thể tự khỏi trong 7 – 10 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều, không thể ăn uống, tình trạng cảm lạnh sẽ nặng hơn và lâu khỏi.
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ nôn nhiều khi bị cảm lạnh?
Nôn là tình trạng thức ăn bị đẩy mạnh ra khỏi dạ dày qua đường miệng thông qua sự co thắt đột ngột của cơ bụng.
Các nguyên nhân sau khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều:
Ho nhiều: Khi ho, các cơ vùng bụng và ngực của trẻ co thắt lại, làm tăng áp lực trong ổ bụng, ép vào dạ dày. Điều này khiến trẻ dễ bị nôn hơn.
Nuốt nhiều nước mũi, đờm vào dạ dày: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết xì mũi hay khạc đờm, thường nuốt tất cả dịch mũi họng vào. Điều này khiến dạ dày luôn trong trạng thái căng và đầy hơi, dễ khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều.
Khóc: Trẻ quấy khóc nhiều cũng rất dễ bị nôn.
Ngoài ra, thói quen bắt trẻ ăn nhiều hơn để mau khỏi bệnh của cha mẹ cũng gây ảnh hưởng tâm lý và dễ gây nôn cho trẻ bị cảm lạnh.
3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?
Trẻ nôn nhiều gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều đầu tiên khi xử lý trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều là cha mẹ phải giữ được thái độ bình tĩnh để quan sát các biểu hiện của trẻ.
3.1. Cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn có các biểu hiện sau
3.2. Xử trí tại nhà trong các trường hợp nhẹ
Nếu tình trạng nôn khi trẻ bị cảm lạnh là nhẹ, không xuất hiện các biểu hiện ở trên, các bậc phụ huynh cần làm những việc sau:
Bù nước và điện giải
Nôn nhiều khiến trẻ mất một lượng lớn thức ăn và dịch dạ dày, dẫn đến thiếu nước và điện giải. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước hoặc uống dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho trẻ uống từng ít một, vì uống nhiều cũng dễ gây nôn nhiều hơn cho trẻ.
Nghỉ ngơi
Hãy để em bé của bạn được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các hoạt động thể lực. Tâm lý thư giãn làm giảm kích thích và có thể hạn chế nôn.
Ăn nhẹ và chia nhỏ các bữa ăn
Cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm,… Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo hay gia vị vì chúng khiến trẻ nôn trớ nhiều hơn. Các bữa ăn nên được chia nhỏ để trẻ không ăn quá no.
Không cho trẻ ăn trong vòng 30 – 60 phút sau khi nôn
Cho trẻ ăn ngay sau khi nôn càng làm tình trạng nôn tồi tệ hơn. Cha mẹ cần hạn chế thức ăn cho trẻ vào thời điểm này để hạn chế tình trạng nôn của trẻ.
Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh
Khi cảm lạnh khỏi thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ hết. Cảm lạnh có thể tự khỏi trong 7 – 10 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt.
Giữ môi trường sống sạch sẽ và ấm áp cho trẻ.
Rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
Hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân cho trẻ. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C và có hướng dẫn của bác sĩ.
Rửa tay cho cả nhà để hạn chế lây lan virus.
Không sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và nhắc lại hàng năm.
4. Kết luận
Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ của trẻ cần giữ một thái độ bình tĩnh để có những chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kì vấn đề nghiêm trọng nào.
Cha mẹ có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, bệnh lý đường hô hấp, dinh dưỡng đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng giúp giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Trẻ Bị Sốt Và Nôn Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
Cách xử trí:
Khi trẻ có hiện tượng nôn trớ và sốt nhẹ kèm theo tiêu chảy,có thể trẻ bị mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường ruột, viêm dạ dày do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng hoặc ngộ độc thức ăn nhẹ.
Với trẻ nhỏ các triệu chứng này thường kéo dài 1 tuần, với các trẻ lớn hơn thì chỉ 1 – 2 ngày.
Đợi sau khi trẻ nôn trớ một lúc mới cho trẻ bú tiếp, ăn tiếp. Bổ sung nước bằng cách cho trẻ bú sữa (với trẻ sơ sinh) và uống nước oresol hoặc nước trái cây loãng (với trẻ lớn hơn). Thay đổi loại thức ăn cho bé, đối với thức ăn mới nên cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc. Cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn nên được làm mềm để dễ nuốt và dễ tiêu hóa.Không nên cho trẻ ăn quá no.
Nếu trẻ bị tiêu chảy trong vòng 12 giờ kèm theo hiện tượng môi hoặc lưỡi khô, mắt khô, đi tiểu ít hoặc bị lõm trên đỉnh đầu thì các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
Trẻ bị nôn trớ và sốt, kèm theo nhức đầu nặng
Nguyên nhân: Trẻ bị nôn trớ kèm theo sốt và nhức đầu nặng có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng não rất nghiêm trọng.
Biểu hiện: Với trẻ sơ sinh thì biểu hiện khác có thể là quấy khóc, la hét. Với trẻ lớn, thường kèm theo cứng cổ, đau đầu, choáng váng, mất phương hướng và dễ bị kích động.
Cách xử trí: Trong trường hợp này trẻ bắt buộc phải được điều trị trong bệnh viện, tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà vì có những biến chứng rất nguy hiểm.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả là tiêm phòng.
Trẻ bị nôn trớ nhiều lần
Nguyên nhân: Nôn trớ nhiều lần ở trẻ xảy ra khi trẻ bị ép ăn quá nhiều, ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, bú sai tư thế khiến nuốt phải nhiều không khí hoặc do trẻ không dung nạp thức ăn mới hoặc là ăn quá nhiều một loại thức ăn.
Xử trí: Nếu trẻ bị nôn trớ mà vẫn tăng cân và phát triển bình thường thì các bậc cha mẹ không nên lo lắng, chỉ cần điều chỉnh lại thức ăn, chế độ ăn,tư thế bú cho phù hợp. Còn nếu trẻ bị nôn trớ liên tục, nhiều lần thì có thể bé bị chứng hẹp vị môn (là cơ vòng nối liền giữa dạ dày và ruột non). Chỉ cần một tiểu phẩu nhỏ là vấn đề được giải quyết.
Trẻ bị nôn mửa và phát ban
Nguyên nhân: Nguyên nhân thường gặp là ăn phải thức ăn gây dị ứng. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa, đậu phộng, sô cô la,…Phát ban có thể xuất hiện ở miệng, cổ, đầu gối, khuỷu tay, toàn thân…
Xử trí: Nếu triệu chứng nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi lại thức ăn của trẻ. Nếu thấy trẻ khó thở, sưng miệng hoặc cổ họng thì bạn đưa bé cấp cứu ngay lập tức.
Phòng ngừa: bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, khi cho ăn thức ăn mới bạn nên thử trước một ít xem phản ứng thế nào rồi mới cho ăn tiếp.
Trẻ bị nôn ra máu
Nguyên nhân: Nếu lúc nôn trẻ nôn ra một vệt máu nhỏ thì cũng không có gì nguy hiểm bởi có thể là mao mạch ở thực quản bị xước do hoạt động nôn quá mạnh hoặc do trẻ nuốt phải máu của vết thương trong miệng hay bị chảy máu cam 6 tiếng trước đó.
Xử trí: nếu hiện tượng này kéo dài và lượng máu ngày càng nhiều hơn thì các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ vì có thể bé đã mắc bệnh như chảy máu dạ dày, viêm dạ dày…
Trẻ nôn mửa và đau bụng dữ dội
Biểu hiện: khi trẻ bị viêm ruột thừa biểu hiện là trẻ nôn mửa trong vài giờ, đau dạ dày, đặc biệt là xung quanh rốn hoặc ở phía dưới bên phải của bụng.
Xử trí: trường hợp này trẻ cần được cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Trẻ nôn ra mật vàng, mật xanh
Nguyên nhân: trẻ nôn ra mật xanh, mật vàng thì có thể trẻ đã bị tắc nghẽn đường tiêu hóa (tắc ruột, lồng ruột…) thường do dị tật bẩm sinh. Trẻ bị dị tật này thường được phát hiện sớm trong những tháng đầu tiên nhưng nếu để khi lớn mới phát hiện ra thì gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Xử trí: các mẹ nên cho bé đi khám sớm, đây là một trường hợp khẩn cấp. Phẫu thuật là cách giải quyết hợp lý và hiệu quả.
Trẻ bị nôn tái phát không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân: trẻ bị nôn tái phát không rõ nguyên nhân có thể là hội chứng nôn theo chu kỳ, nguyên nhân là do rối loạn đường ruột. Hội chứng này khá hiểm gặp và thường nhầm lẫn với bệnh dạ dày do vi khuẩn, vi rút.
Triệu chứng: khi mắc hội chứng này trẻ sẽ trải qua một đợt nôn kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, vài tuần rồi vài tháng sau lại bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
Xử trí: nếu trẻ có triệu chứng nôn mửa lặp lại theo chu kỳ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách kiểm soát triệu chứng bệnh phù hợp.
Tóm lại, trẻ bị nôn trớ và sốt có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, bạn hãy quan sát trẻ để nhận biết đúng nguyên do. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đảm bảo dinh dưỡng nhưng không ép trẻ ăn quá nhiều, ngủ nghỉ thích hợp và vệ sinh sạch sẽ.
Trẻ Thường Xuyên Bị Đau Bụng Và Nôn Là Bệnh Gì?
Con trai tôi năm nay 13 tuổi, gần đây cháu thường có những biểu hiện bị đau bụng, nôn. Thấy cháu miêu tả thì bị đau bụng lâm râm ở vùng thượng vị, thường kéo dài 1-2 tiếng và bị nôn, mấy hôm nay cháu còn cảm thấy đầy bụng, chán ăn. Mỗi lần cháu có biểu hiện như vậy tôi có dùng nước nóng để chườm và cho cháu uống nước gừng thì thấy triệu chứng giảm hơn. Tôi muốn hỏi với tình trạng như vậy thì cháu đang mắc bệnh gì? Có cách nào để khắc phục không? Xin cảm ơn! (Hồ Nga).
Với những gì bạn mô tả về trường hợp của con như trên, rất có thể cháu đang bị bệnh Đây là bệnh thường ít gặp ở trẻ em nhưng hiện nay ngày càng gia tăng và đáng báo động . Đau, viêm dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, biểu hiện của việc dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá.
Một số cách dân gian điều trị đau bụng buồn nôn
Uống nước gừng
Gừng có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, đau bụng, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt… Chỉ cần vài lát gừng tươi thái mỏng, sau đó cho vào ấm đun sôi và để nguội rồi dùng, nên uống 2 lần mỗi ngày thì trong vòng 2 ngày sẽ không còn thấy khó chịu nữa.
Nước ép dứa
Dứa được biết là loại trái rất có lợi cho đường tiêu hóa. Bởi trong quả dứa có chứa hàm lượng bromelin – đây là chất giúp việc hấp thụ, thúc đẩy protein cho cơ thể. Trong trái dứa còn có chứa nhiều chất cellulo, hemicellulo, 2 hợp chất này giống như chất xơ, có tác dụng giúp đường ruột tiêu hóa tốt, thức ăn thừa dễ dàng bị đẩy ra ngoài mà không bị ứ đọng lại. Dùng dứa làm nước ép uống mỗi ngày là cách chữa trị tuyệt vời, vừa có thể chấm dứt triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, hay bị đau bụng và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.
Nước gừng và nước ép dứa có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau bụng, buồn nôn. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà không có tác dụng điều trị bệnh.
Để điều trị bệnh đau dạ dày và giảm các triệu chứng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn ngoài việc sử dụng các cách trên chị có thể sử dụng bài thuốc ” Sơ can bình vị tán” của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc. Đây là bài thuốc được thừa kế từ bài thuốc cổ phương, được nghiên cứu, phát triển, gia giảm cho phù hợp với cơ địa, thể trạng của người bệnh ngày nay nên có ưu điểm vượt trội trong việc điều trị bệnh dạ dày như sau:
Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Thuốc có tác dụng điều trị vào căn nguyên của bệnh nên đem lại hiệu quả lâu dài, phòng chống bệnh tái phát.
Điều trị được nhiều dạng bệnh đau dạ dày như: viêm hang vị dạ dày, viêm trượt dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, trào ngược thực quản… Giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, hôi miệng.
Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc còn có tác dụng bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch dạ dày, tằng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi chức năng dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Một số vị thuốc trong bài thuốc có tác dụng như một kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt phần lớn và kìm hãm sự phát của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), là loại vi khuẩn hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay.
Có tác dụng giảm đau, giảm tiết axit dạ dày, trung hòa axit dịch vị, điều trị bệnh viêm họng, hôi miệng do nguyên nhân trào ngược thực quản dạ dày.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị trên bác sĩ Tuyết Lan có đưa ra một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt hợp lý để khắc phục về đề phòng bệnh viêm dạ dày một cách hiệu quả như sau:
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên cho cháu ăn quá no hay để quá đói
Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ hộp nhiều chất bảo quản…
Nên ăn vị bổ mát dễ tiêu như: bắp cải, khoai tây, bí đau, xà lách, súp lơ, bí xanh, rau má, bí đao, mộc nhĩ… uống nước bột sắn dây, nước mía, sinh tố trái cây tươi.
Hạn chế uống cafe và tránh căng thẳng thần kinh.
Bên cạnh chế độ ăn uống thích hợp cháu cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi.
Chúc chị và gia đình sức khỏe.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Nôn Ói, Ba Mẹ Làm Gì? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!