Xu Hướng 3/2023 # Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Sốt Do Đâu, Chăm Sóc Như Thế Nào # Top 3 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Sốt Do Đâu, Chăm Sóc Như Thế Nào # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Sốt Do Đâu, Chăm Sóc Như Thế Nào được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cảm lạnh cũng khiến trẻ sơ sinh bị ho sốt

Do sức đề kháng còn yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ bị cảm lạnh. Ở mức độ cảm lạnh nhẹ thì bé chỉ bị nghẹt mũi, ho khan. Nhưng nếu nặng hơn có thể chuyển sang ho có đờm và sốt nhẹ.

Cảm cúm

Thông thường thì cảm lạnh thường đi kèm với cảm cúm. Ngoài hiện tượng sốt nhẹ, bé thường hắt hơi và ho có đờm nhớt. Mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sớm chữa khỏi bệnh cho bé.

Viêm thanh khí phế quản

Đây là bệnh lý khá nghiêm trọng và là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phu huynh có con nhỏ. Căn bệnh về đường hô hấp này khiến trẻ sơ sinh bị ho, thở khò khè. Hơn nữa, bé cũng rất dễ bị sốt cao và thường là ban đêm. Đồng thời bé cũng thường quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi. Điều này khiến những người làm cha mẹ vô cùng xót xa cho bé yêu nhà mình.

Một số dấu hiệu khác cho thấy bé có thể bị viêm thanh khí phế quản là:

Thở yếu. Tiếng thở giống tiếng huýt sáo.

Da dẻ nhợt nhạt.

Có thể ho mạnh theo từng cơn ngắn.

Để chữa trị cho bé một cách an toàn và hiệu quả, cha mẹ nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi khá phức tạp. Cần phải xác định được rõ loại virus hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm thì mới có thể điều trị dứt điểm. Vậy nên khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm xanh hoặc vàng kèm theo sốt thì cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín.

Nguyên nhân gây nên ho gà là do vi trùng Bordetella pertussis tấn công lớp niêm mạc đường thở, gây viêm trầm trọng, làm hẹp và đôi khi chặn đường thở của trẻ. Thời gian ủ bệnh là từ 6 – 20 ngày, giai đoạn ủ bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên khi bé có các biểu hiện sau thì cần được nhập viện càng sớm càng tốt:

Bé bắt đầu hắt hơi, chảy nước mũi, ho húng hắng và sốt nhẹ.

Sau khoảng 1 – 2 tuần thì bé ho thành đợt. Mỗi đợt gồm nhiều cơn ho với cường độ mạnh sau đó giảm dần.

Cuối mỗi cơn ho hoạc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, có tiếng rít như tiếng gà. Lưu ý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể khó phát hiện tiếng rít.

Khi ho xong bé thường thở yếu và nhanh, có thể nôn chớ.

Mí mắt trĩu nặng.

Ho gà có rất nhiều biến chứng nên không nên tự chữa trị tại nhà. Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau này của bé. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chi định của bác sĩ, cha mẹ nên hỗ trợ bé làm giảm các triệu chứng ho sốt mà không cần đến các sản phẩm hóa học. Nếu có thể hạn chế dùng thuốc thì cũng phần nào làm giảm “khối lượng công việc” cho gan. Đồng thời hạn chế phần nào đó tác dụng phụ của thuốc.

Cho trẻ bú sữa nhiều hơn lúc bình thường nếu có thể

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cách tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại chính là bú sữa mẹ. Sữa mẹ an toàn và tốt hay không thì còn phụ thuộc vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ.

Vậy nên mẹ cần chuẩn bị cẩn thận một thực đơn hợp lý để giúp bé khỏe mạnh. Và nếu mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì thì có thể tham khảo bài viết sau.

Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì để đảm bảo sức khoẻ cho bé

Khi trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho nhưng chưa có thêm biểu hiện nào nghiêm trọng thì mẹ cũng nên cho bé bú sữa nhiều hơn.

Nâng cao đầu khi nằm

Việc này sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn, giải tỏa cơn nghẹt mũi và làm giảm cơn ho. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt quấy khóc hơn.

Sử dụng nước muối sinh lý

Trong rất nhiều bệnh lý, khi trẻ sơ sinh bị ho sốt thường kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp tiêu diệt tác nhân gây hại. Khi trẻ thoải mái hơn thì sẽ ăn nhiều hơn và ngủ nhiều hơn. Thời gian chữa bệnh ngắn lại.

Giữ độ ẩm không khí

Không nên để môi trường không khí xung quanh bé quá khô vì dễ gây kích ứng ho cho bé. Nhưng cũng không nên để quá ẩm ướt do môi trường ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho các loại vi-rút và vi khuẩn. Cha mẹ nên sử dụng máy làm ẩm không khí để tạo độ ẩm vừa phải trong phòng.

Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Phải Làm Như Thế Nào? (Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh)

Tại sao con bị sốt?

Cách chăm sóc bé bị sốt?

Cần tránh những gì khi bé bị sốt?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị sốt. Nhiều trẻ 10 ngày tuổi bị sốt. Tỷ lệ sốt là 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng hoặc 6 tháng tuổi. Nếu bạn không biết cách xử lý, chỉ một vài cơn sốt có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Trẻ bao nhiêu độ thì gọi là sốt?

Trên thực tế, trẻ sơ sinh bị sốt không quá 38,5 độ C, các bà mẹ đừng quá lo lắng vì cơn sốt này có thể tạo điều kiện cho trẻ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?

Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường gây mất nước. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé bằng nhiệt kế cứ sau 4 giờ trên 1 lần.

Sử dụng một miếng vải mềm ngâm trong nước ấm để lau cho bé, đặc biệt là ở nách, háng, vì nước ấm được sử dụng để làm giãn mạch máu giúp nhiệt độ cơ thể giảm từ từ. Cẩn thận không đắp khăn lên ngực vì điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi cho bé.

Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì?

Cách thực hiện phương pháp bằng lá tía tô:

10 miếng lá tía tô, mang đi rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt để uống trực tiếp sau đó cho bé bú sữa của mình. Sử dụng phương pháp này và cho bé bú càng nhiều càng tốt sẽ có hiệu quả khi trẻ bị sốt.

Những lưu ý cần tránh khi chăm trẻ sơ sinh bị sốt?

Không sử dụng nước đá để làm mát em bé của bạn. Điều này thực sự nguy hiểm, khi cơ thể bé nóng, nếu chườm đá, nhiệt độ sẽ chênh lệch quá nhiều có thể gây bỏng lạnh, gây suy hô hấp.

Các bà mẹ nên nhớ không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé vì nó có thể gây ảnh hướng tới não bộ của bé nhà mình, cần lưu ý khi bé bị sốt.

Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt, Phải Làm Thế Nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn nhiệt độ bình thường. Điển hình, khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể trẻ, nếu nhiệt độ đo ở đường hậu môn cao hơn 38 độ C, nhiệt độ đo ở miệng cao hơn 37,8 độ C và ở nách cao hơn 37 độ C, được cho là sốt.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, đa số là các bệnh là do virus gây nên như: viêm họng, sổ mũi, cảm lạnh, phát ban…lúc này trẻ sốt từ 3-4 ngày nhưng vẫn tỉnh táo ăn uống, chơi đùa. Với những trẻ sốt cao (trên 38,5 độ C) kèm theo các biểu hiện như co giật, khó thở, tím tái, vật vã hay hôn mê,…lúc này, trẻ có thể bị mắc những bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu,…Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì những biểu hiện trên rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt cần phải xử lý thế nào?

Khi trẻ bị sốt nhẹ

– Cho trẻ uống thật nhiều nước, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi và theo dõi thân nhiệt 4 giờ 1 lần.

– Dùng khăn vải thấm nước vắt khô đắp hoặc lau lên trán, cổ và tay trẻ.

Khi trẻ bị sốt vừa:

– Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát.

– Cho bé uống thật nhiều nước.

– Cho bé nằm ở phòng có nhiệt độ thích hợp từ 28-30 độ C.

– Đặt khăn ở 2 bên nách, bẹn và lau khắp người cho trẻ. Khoảng 2-3 phút thay khăn một lần để bảo đảm khăn luôn ấm khi đắp trên người trẻ. Khi nhiệt độ của trẻ giảm xuống dưới 38,5 độ C bạn có thể ngưng hoặc đã lau cho bé khoảng 30 phút.

– Có thể dùng nước ấm tắm cho trẻ, nhiệt độ nước thích hợp là thấp hơn 2 độ C so với nhiệt độ cơ thể trẻ, không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau hoặc tắm cho trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt cao, mẹ nên sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như đã nêu trên để hạ sốt tạm thời cho trẻ. Một số trường hợp nặng trẻ sơ sinh bị sốt cao dẫn đến tình trạng co giật. Khi trẻ bị sốt cao co giật dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thiếu oxy gây tổn thương não hay ngạt thở do khi co giật, trẻ tiết nhiều đàm nhớt gây tắc đường thở. Một số cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt cao co giật:

– Làm thông đường thở: bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng, hút bớt đàm nhớt ra khỏi mũi trẻ.

– Lau mát hạ sốt.

Sau khi, đã áp dụng các biện pháp hạ sốt tạm thời tại nhà cho trẻ, các bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất.

Những việc không nên làm khi trẻ sơ sinh bị sốt

– Nhiều cha mẹ nghĩ khi trẻ sơ sinh bị sốt trẻ sẽ bị lạnh vì thế hay ủ ấm, mặc nhiều lớp áo hoặc quấn khăn cho trẻ, làm như vậy sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên. Cha mẹ phải cho bé mặc đồ chất liệu vải mềm, thoáng mát, thấm mồ hôi và cho bé nằm trong phòng với nhiệt độ từ 28-30 độ C.

– Không nên nặn chanh hay đổ thuốc vào miệng trẻ, vì dễ làm trẻ bị sặc và ho gây khó thở cho trẻ.

– Tuyệt đối không dùng nước đá để lau mát hạ sốt cho trẻ.

– Khi trẻ sơ sinh bị sốt cao dẫn đến co giật tuyệt đối không giật tóc, vỗ vào người trẻ vì làm như vậy càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Với các vấn đề đã nêu trên, chúng tôi hy vọng các bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc tốt hơn cho đứa con thân yêu của mình.

chúng tôi

Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt

Sốt là một dấu hiệu của bệnh nhưng thường không quá nguy hiểm. Thực tế, sốt là phản ứng thông thường của hệ thống miễn dịch ở trẻ khi bé tiếp xúc với virus hay nhiễm khuẩn. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt phổ biến nhất là do nhiễm virus hoặc có thể là sốt mọc răng. Tuy nhiên sốt ở trẻ có thể là dấu hiệu bệnh hay một nhiễm trùng nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị sốt – Mẹ hãy áp dụng ngay những cách hạ sốt nhanh cho trẻ đơn giản tại nhà

1. Dùng khăn ấm để làm mát giảm nhiệt cơ thể cho trẻ

Ngay khi con bạn bị sốt, điều đầu tiên cần làm là đặt một chiếc khăn ấm, hơi ướt lên trán bé. Nước từ khăn bốc hơi sẽ làm giảm nhiệt độ, giúp bé hạ sốt và dễ chịu hơn.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng cách lau mát có 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: cần chườm ấm toàn bộ bề mặt da giúp da giãn mạch, thải nhiệt tốt hơn và rút ngắn giai đoạn này.

– Tiếp theo, Giai đoạn 2: chườm ở các vùng mạch máu lớn chạy qua (nách, bẹn) nhằm làm giảm nhiệt độ dòng máu, giúp giảm nhiệt độ trung tâm (giai đoạn này có thể dùng nước khá lạnh).

– Giai đoạn 3: có thể lau nước mát toàn thân (khoảng 30 độ) nhưng không quá lạnh để tránh co mạch, giữ nhiệt.

2. Mẹ hãy thử cho trẻ tắm nước ấm:

Việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa điều này khiến bé ngủ ngon. Đây cũng là một điều kiện cần thiết để bé phục hồi nhanh hơn.

Khi sử dụng nước cũng cần các mẹ lưu ý vì nước quá nóng hay quá lạnh cũng khiến nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên.

3. Sữa mẹ – phương thuốc thần kỳ cho hệ miễn dịch của bé

Sữa mẹ đặc biệt quan trọng khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt. Vì nó chứa các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Khi bị sốt, trẻ rất háo nước nên việc cho trẻ ăn sữa mẹ thường xuyên hơn rất cần thiết.

Bạn nên cố gắng cho con bú thường xuyên. Nếu bé không chịu ăn thì bạn hãy thử thay đổi các tư thế để giúp bé thoải mái hơn. Nếu bé vẫn từ chối thì hãy dùng bình hoặc bón sữa bằng thìa, muỗng.

4. Hãy đặt bé ở nơi thoáng mát

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, bạn phải luôn chú ý tới nhiệt độ phòng không được quá nóng hay quá lạnh. Nếu sử dụng quạt, bạn nên để ở mức nhẹ và không nên để gió thổi trực tiếp vào bé.

Nếu sử dụng điều hòa, các mẹ hãy giữ nhiệt độ ở mức thoải mái. Đảm bảo con bạn không rùng mình và làm bé tăng nhiệt độ. Ngoài ra, tránh sử dụng máy sưởi phòng vì nó có thể khiến bé quá nóng. Giữ cho em bé của bạn ở nơi mát mẻ, thoáng mát trong thời gian nhất định. Nếu bạn mang bé ra ngoài, hãy cố gắng ở trong bóng râm.

5. Đừng ủ ấm trẻ, hãy để con mặc thoáng mát

Đừng mắc phải sai lầm nhiều người làm cha mẹ gặp phải khi con sốt là mặc cho bé nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá dày. Điều này không thể làm bé hạ sốt mà càng tăng nhiệt độ.

Việc mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến nhiệt độ không thể giải thoát qua không khí mà ủ vào người, làm bé ra mồ hôi, dễ gây cảm lạnh. Bạn nên sử dụng các loại quần áo nhẹ, làm bằng chất liệu mềm, thấm mồ hôi cho con. Khi trẻ ngủ chỉ nên sử dụng chăn mỏng để đắp.

6. Dùng thuốc hạ sốt cho bé khi cần thiết:

Các thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh có thể dùng là acetaminophen hoặc ibuprofen. Acetaminophen là thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho bé. Mẹ nên đọc hướng dẫn sử dụng trong mỗi hộp thuốc để biết chính xác liều thuốc cần dùng cho mỗi bé.

Lưu ý:

Khi bé bị sốt, mẹ cần theo dõi nhiệt độ của bé 4 giờ một lần cho đến khi bé hết sốt.

Nếu bé bị sốt ở nhà trên 48 giờ và đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

7. Đưa trẻ đến ngay bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:

Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ khi bé dưới 3 tháng đo nhiệt độ lớn hơn 38 độ C, bé từ 3 đến 6 tháng đo nhiệt độ lớn hơn 38,3 độ C, bé trên 6 tháng đo nhiệt độ lớn hơn 39,4 độ C.

Nếu bé có các dấu hiệu khác như ho, ỉa chảy, nôn, mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú…thì mẹ cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Sốt Do Đâu, Chăm Sóc Như Thế Nào trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!