Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Và Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Nhanh Chóng Nhất được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trẻ sơ sinh bị sốt luôn làm cho cha mẹ, ông bà lo lắng và luôn tìm mọi cách để giúp hạ sốt cho bé nhanh chóng. Tai hại nhất là nếu không biết cách xử lý thì hạ sốt có thể anh hưởng tới trí não của trẻ sau này, nặng hơn nữa là gây nguy hiểm tới tính mạng của bé.
Hiện tượng sốt ở trẻ nhỏ là như thế nào?
Hiện tượng sốt ở trẻ sơ sinh cũng giống như sốt ở người lớn, là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức trung bình là 37 độ. Sốt là cách cơ thể chống lại vi khuẩn. Một nghiên cứu trên Tạp chí bạch cầu sinh học phát hiện ra rằng, sự tăng nhiệt độ cơ thể giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta làm việc hiệu quả hơn.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng chỉ có tác dụng khiến vi khuẩn hạn chế sinh sôi nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy khi bị sốt, hệ thống miễn dịch cũng được tạm thời tăng cường theo đó. Mặc dù vậy, việc nhiệt độ cơ thể tăng quá cao cũng rất nguy hiểm và phải được kiểm soát.
Trẻ bị sốt có thể xảy ra bất cứ khi nào mà không có một dấu hiệu nào để cảnh báo mà không cần có các dấu hiệu báo trước. Có thể đang ngồi chơi hay đang đi ngủ đều xảy ra nhưng cơn sốt bất chợt
Triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt
Có một số quan niệm khi cho rằng trẻ 37 độ chưa phải là sốt. Đó là những quna niệm đôi khi đúng nhưng cũng đôi khi sai, chúng ta cần phải biết rằng thân nhiệt khi sốt sẽ có nhiệt độ khác nhau khi đo ở vị trí khác nhau.
Theo đó, trẻ sơ sinh bị sốt được xác định dựa trên một trong các tiêu chí sau:
Có một điểm rất dễ phát hiện ra trẻ bị sốt dựa vào những kinh nghiệm sau:
– Bú kém hoặc bỏ bú.
– Hay quấy khóc.
– Ngủ li bì, nhịp thở nhanh hơn.
– Khi chạm vào trẻ cảm thấy trẻ ấm hoặc nóng hơn bình thường.
Cách đo thân nhiệt để xác định trẻ sơ sinh bị sốt
– Chọn thời điểm để đo thân nhiệt: Sau khi trẻ đã ăn đồ nóng được 30 phút trở lên.
– Chọn dụng cụ để đo thân nhiệt: Dùng nhiệt kế điện tử sẽ an toàn, chính xác và dễ thực hiện hơn.
– Chọn vị trí đo thân nhiệt: Trẻ dưới 3 tháng tuổi thường được áp dụng cách đo thân nhiệt ở nách, song cách này không chính xác lắm. Cũng có thể đo thân nhiệt cho trẻ ở miệng nhưng chính xác nhất là đo ở trực tràng. Trẻ không đo thân nhiệt ở tai.
Đo thân nhiệt ở trực tràng
– Đặc trẻ sơ sinh nằm sấp trong lòng cha mẹ.
– Thoa Vaseline vào phần đầu bạc của nhiệt kế để không làm đau trẻ.
– Đặt thật nhẹ nhiệt kế vào hậu môn của trẻ, sâu khoảng 0, 6 – 1,3 cm đến khi không còn nhìn thấy đầu bạc của nhiệt kế.
– Giữ nguyên nhiệt kế ở hậu môn của trẻ khoảng 1 phút đối với nhiệt kế điện tử và 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân.
Đo thân nhiệt ở nách
– Vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế bằng xà bông, sau đó dùng khăn xô lau khô.
– Dùng khăn xô mềm, khô lau khô nách cho trẻ.
– Đưa đầu bạc của nhiệt kế vào kẽ nách của trẻ, sau đó ép sát khuỷu tay vào ngực trẻ để giữ nhiệt kế trong 4 – 5 phút.
Đo thân nhiệt ở miệng
– Vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế bằng xà bông, sau đó rửa sạch một lần nữa với nước đun sôi để nguội.
– Đặt đầu bạc của nhiệt kế xuống dưới lưỡi của trẻ, khép môi trẻ lại để giữ chặt nhiệt kế.
– Giữ nguyên nhiệt kế ở miệng của trẻ khoảng 1 phút đối với nhiệt kế điện tử và 3 phút đối với nhiệt kế thủy ngân.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt
Trẻ bị sốt đa phần là do nhiễm nhuẩn bởi virus, vi khuẩn. Một số nguyên nhân khác như tiêm vacin, mọc răng cũng có thể gây sốt.
Trẻ sơ sinh bị sốt do quấn tã
Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu quấn quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ bị tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì cha mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn. Thế nhưng sau khi đã nới lỏng quần áo mà trẻ vẫn sốt thì nên tìm hiểu kỹ hơn về các trường hợp gây bệnh.
Trẻ sơ sinh bị sốt do nắng nóng
Đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ bị sốc nhiệt rồi bị sốt.
Trẻ sơ sinh bị sốt do mọc răng
Bị sốt do mọc răng thường gặp khi trẻ được 3 tháng tuổi, 4, 5 hoặc 6 tháng tùy thuộc vào độ tuổi mọc răng của trẻ.
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh sốt do mọc răng dựa vào các triệu chứng:
– Trẻ thường sốt nhẹ dưới 38oC.
– Trẻ chảy nước nhãi nhiều.
– Trẻ hay cắn tay, cắn áo do ngứa lợi và thường quấy khóc rất nhiều.
Trẻ sơ sinh sốt do chủng ngừa
Sốt là phản ứng không mong muốn sau khi chủng ngừa. Trong đa số các trường hợp, trẻ đều sốt nhẹ và khỏi sau 1 – 2 ngày. Một số trường hợp bác sĩ sẽ phát cho mẹ thuốc hạ sốt ngay sau khi chủng ngừa.
Nếu sau 2 ngày mà trẻ vẫn không khỏi sốt, hoặc sau chủng ngừa bị sốt cao trên 38.5oC, bị co giật hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Trẻ sơ sinh bị sốt virus, vi khuẩn, vi trùng
Sốt virus là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao do virus xâm nhập, sốt xuất huyết hay sốt phát ban ở trẻ cũng thuộc một dạng sốt virus.
Bên cạnh những triệu chứng thông thường, sốt virus ở trẻ sơ sinh còn có một số dấu hiệu đặc trưng như:
– Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột lên tới 39 – 40oC. Một số trường hợp cũng là sốt virus nhưng chỉ sốt nhẹ.
– Đau đầu, đau cơ bắp khiến trẻ hay vặn mình, quấy khóc.
– Trẻ ngủ li bì.
– Có thể nổi ban sau 2 – 3 ngày bị sốt.
– Trẻ sơ sinh chảy nước mắt, có thể bị đỏ, có nhiều ghèn.
– Một số triệu chứng đi kèm khác: Ho, hắt hơi, tiêu chảy, chảy nước mũi.
– Trẻ bị sốt virut nặng có thể bị co giật, khó thở.
Cha mẹ xử lý thế nào khi trẻ bị sốt?
Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà khi con mình bị sốt.
– Để trẻ mặc quần áo thoáng mát nhưng vẫn phải đủ ấm.
– Dùng nhiệt kế theo dõi thân nhiệt liên tục 4 giờ/lần.
– Cho trẻ bú mẹ, hoặc có thể cho trẻ uống bổ sung lượng nước bị mất do sốt.
– Lau mát cho trẻ bằng nước ấm: Dùng 5 chiếc khăn xô thấm nước ấm thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ, đặt ở 2 nách và 2 bẹn, mỗi chỗ 1 chiếc. Chiếc còn lại thấm nước rồi lau khắp người cho trẻ.
Sau 30 phút, mặc quần áo mỏng và thoáng cho trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện?
Mặc dù sốt không phải là bệnh mà thực chất là một phản ứng có lợi, song sốt lại khiến trẻ khó chịu và đôi khi chúng ta phải đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
Trong đa phần các trường hợp, cha mẹ đều dựa vào mức thân nhiệt để xác định có cần cho trẻ gặp bác sĩ hay không, nhưng tiêu chí này không hoàn toàn chính xác. Việc dựa vào các triệu chứng đi kèm sẽ giúp chúng ta nhận biết rõ ràng hơn.
– Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy sốt đến 38ºC.
– Đối với trẻ từ 3 đến 26 tháng tuổi: Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy sốt đến 38.9ºC.
– Trẻ sơ sinh mắc các bệnh tim mạch, hồng cầu liềm, ung thư…
– Trẻ sốt nhẹ nhưng tái lại nhiều lần.
– Trẻ bị sốt kèm theo co giật.
– Trẻ sốt phát ban.
Đề phòng sốt ở trẻ sơ sinh
Sốt ở trẻ chủ yếu xảy ra do virus, vì vậy cách tốt nhất để phòng sốt là nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho bú mẹ xen kẽ cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể.
– Chủng ngừa đầy đủ cho trẻ theo lịch hẹn của bác sĩ.
– Thường xuyên để trẻ sơ sinh đi tắm nắng và đi dạo bên ngoài sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
– Cha mẹ và người lớn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ, hạn chế ôm, hôn sẽ khiến vi khuẩn tấn công trẻ.
– Mặc quần áo đủ ấm khi trời lạnh, che chắn khi để trẻ ra ngoài trời nắng.
– Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, mùa hè nếu trẻ ra nhiều mồ hôi cần lau khô người và thay quần áo thoáng mát.
Và Resolute Bay xin chia sẻ 13 cách hạ sốt cho bé an toàn nhanh chóng không cần dùng thuốc tây.
1. Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân hạ sốt cho trẻ.Một ý tưởng nghe có vẻ lạ lùng nhưng lại là cách hạ sốt cho trẻ công hiệu ngay cả cho trẻ sốt cao. Chọn 2 chiếc tất coton đủ dài , nhúng vào nước lạnh vắt sạch, quấn quanh 2 mắt cá chân cho trẻ.
Dùng tất quấn từ từ quanh cổ và bàn chân trẻ, hết lạnh thì lại nhúng vào nước. Mới đầu , em bé sẽ cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó nhận thấy cơ thể giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại.
2. Dùng cây cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻCỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml.
Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.
3. Dùng cây diếp cá hạ sốt cho trẻSử dụng nước vo gạo, chắt lấy 1 bát đặc. Cho nước vo gạo cùng rau diếp cá đã giã nhuyễn vào nồi đun sôi, rồi giảm nhỏ lửa. Tiếp tục đun khoảng 20 phút cho rau diếp cá nhừ nát rồi bắc khỏi bếp để nguội lọc lấy nước cho con uống.
Lá diếp cá đã đun sôi sẽ mất hết vị tanh tanh vốn có, rất dễ uống. Các mẹ cũng có thể cho thêm đường tạo vị ngòn ngọt nếu các bé thích để các bé dễ uống hơn.
Có thể kết hợp giữa uống nước rau diếp cá và chườm cho con bằng bã rau diếp cá. Theo đó, phần bã rau bạn chi làm 3 phần, 2 phần cho vào bao và kẹp và nách bé, phần còn lại đắp lên trán bé, đảm bảo bé sẽ đỡ sốt đến 80 – 90%, lặp lại 2 lần thì đảm bảo bé sẽ hết sốt hẳn.
4. Quấn bé bằng 1 chiếc khăn mỏngKhi bé bị sốt, thân nhiệt tăng cao nếu càng quấn khăn dày ủ ấm hay mặc quần áo dày càng làm cho trẻ khó chịu. Bé sẽ ngủ ngon và thoải mái hơn khi không mặc đồ. Hoặc dùng 1 chiếc khăn xô mỏng quấn quanh người để hạ sốt cho trẻ. Cách này giúp trẻ hạ sốt một cách hữu hiệu.
5. Ngậm dưa chuột thay ti giả giúp trẻ mau chóng hạ sốtDưa chuột ngoài việc dùng để làm đẹp da, giảm thâm cho vùng mắt còn có tác dụng hạ sốt cho trẻ sơ sinh rất tốt.
Mẹ chọn một quả dưa chuột non,ít hạt rửa sạch. Sau đó dùng dao gọt thành hình dạng một bình sữa. Phần đầu hơi nhỏ và lớn dần về đuôi. Một đầu nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm, còn giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa. Hiệu quả hạ sốt của dưa chuột cho trẻ sẽ xuất hiện ngay sau đó.
6. Xoa bóp bằng dầu oliu hạ sốt cho trẻDùng dầu oliu massage toàn thân cho trẻ, sau đó cho con mặc 1 bộ đồ tay dài coton ngủ qua đêm. Sáng hôm sau dậy tắm và lâu sạch lớp duầ oliu trên người bé. Lưu ý cách hạ sốt này chỉ dành cho trẻ dưới 2 tuổi.
7. Hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươiCách hạ sốt cho trẻ bằng chanh khá đơn giản. Mẹ dùng dao cắt chanh thành những lát mỏng. Sau đó dùng miềng chanh này chà sát vào trán, dọc xương sống và khủy tay, khủy chân của trẻ.
Khi chà chanh lên người trẻ nhớ tránh các vết trầy xước, những chỗ bé bị ngứa. Trường hợp bé kêu sót, mẹ cố gắng để trong vòng 2-3 phút rồi lau đi. Dùng chanh hạ sốt là một cách rất hữu hiệu cho trẻ sốt cao từ 39 -40 độ.
8. Sử dụng khoai tây hạ sốt cho trẻKhoai tây cắt lát mỏng,đem ngâm trong giấm chừng 10 phút. Sau đó đêm ra đắp lê trán cho trẻ và đặt thêm 1 chiếc khăn lên trên. Chừng 20 phút sau bạn sẽ thấy hiệu quả.
9. Dùng nước mát xa hạ sốt cho trẻMẹ chuẩn bị một bắt nước ấm và chiếc khăn bông. Đưa bé vào phòng có nhiệt độ thích hợp, cởi quần áo và đặt bé nằm xuống trên một khăn lông mềm. Mẹ dùng tay nhúng vào bát nước ấm và nhẹ nhàng đặt lên ngực bé, xòe các ngón tay và massage khắp cơ thể bé.
Vuốt nhẹ từ cánh tay xuống các đầu ngón tay, từ hông đến chân và massage nhẹ nhàng quanh bả vai sau đó trượt xuống ngưc. Tiếp tục dùng tay nhúng vào nước trong suốt qúa trình massage, sự kết hợp của nước và hơi ấm của lòng bàn tay mẹ giúp trẻ dịu cơn nóng hạ sốt cho trẻ.
10. Lau người cho trẻĐưa trẻ vào nơi kín gió, cởi hết quần áo và dùng khăn ấm lau người cho trẻ, lưu ý lau kỹ vùng bẹn, nách và hạch …. Không được dùng nước lạnh , nước để chườm cho trẻ, hay xoa dầu gió.
Cho trẻ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu hóa và uống các loại nước như cam, nước chanh và orezol. Cách lau người hạ sốt cho trẻ sơ sinh có hiệu quả nhanh chóng và không mất nhiều thời gian của mẹ.
11. Tắm cho béTrước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.
12. Xông hạ sốt cho trẻĐổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài.
Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi sử dụng theo hướng dẩn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
13. Ăn kem hạ sốt cho trẻĐây là cách hạ sốt cho trẻ phổ biến của các bà mẹ Tây hay áp dụng cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Khi bị sốt, trẻ cảm thấy khó chịu trong người hay hay khô miệng và cần bồ sung thêm chất ngọt. Một que kem không chỉ giúp trẻ giải khát mà còn giảm nhiệt cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên cách hạ sốt này chỉ để tham khảo và áp dụng cho những trẻ trên 10 tuổi hoặc mới có dấu hiệu sốt nhẹ.
Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cho trẻ uống nhiều nước khi sốt cao
Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Nguyên Nhân Và Cách Hạ Sốt Nhanh, Hiệu Quả
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị sốt. Nhiều trường hợp trẻ mới 10 ngày tuổi đã bị sốt. Tỷ lệ trẻ 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng hay 6 tháng tuổi bị sốt cũng rất cao. Nếu không biết cách xử trí, chỉ một vài cơn sốt có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.
Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và sốt không phải một loại bệnh trẻ em. Sốt được hiểu khi nhiệt độ cơ thể trẻ sốt cao trên 37,5ºC. Sốt thường kèm theo các triệu chứng như bú ít, mệt mỏi, bé hay quấy khóc, nhức mỏi toàn thân.
Trẻ bao nhiêu độ thì gọi là sốt?Khi thấy trẻ sơ sinh bị sốt, đa phần các mẹ thường tỏ ra cuống quýt, nhất là đối với những ai lần đầu làm mẹ. Sự bất an này hiện diện ngay khi nhận thấy thân nhiệt bé trở nên cao hơn bình thường dù bé chỉ sốt nhẹ.
Thực tế, trẻ sơ sinh bị sốt ở nhiệt độ không quá 38,5ºC, mẹ đừng lo lắng thái quá bởi cơn sốt này có thể tạo điều kiện cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh bị sốt 1. Phương pháp đo thân nhiệt ở vùng náchĐo nhiệt độ ở nách là cách đơn giản và an toàn hơn so với đo ở hậu môn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm chênh lệch nhiệt độ tới 2ºC, nhất là ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Lưu ý khi thực hiện đo nhiệt độ ở nách, mẹ nhớ điều chỉnh sao cho nhiệt kế được ép sát vào nách. Mẹ có thể để bé nằm trong lòng, cùng trò chuyện với bé để đánh lạc hướng, giúp bé không cựa quậy nhiều.
2. Phương pháp đo thân nhiệt ở miệngĐo nhiệt độ ở miệng chỉ thích hợp sử dụng cho các bé lớn từ 4 – 5 tuổi trở lên. Vì lúc này bé mới đủ kỹ năng để giữ nhiệt kế một cách chính xác và an toàn nhất.
3. Đo thân nhiệt ở trực tràngHậu môn luôn là nơi phản ánh nhiệt độ cơ thể chính xác nhất. Các bác sĩ thường khuyên bố mẹ rằng nên đo nhiệt độ ở hậu môn đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Tuy nhiên, cách này thì không phải bé nào cũng cảm thấy thoải mái, vì vậy mẹ có thể chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách cho bé.
Khi muốn đo nhiệt độ ở hậu môn thì mẹ cần phải chọn mua nhiệt kế có một đầu nhọn và tay cầm to. Mẹ để cho đầu nhọn đi vào hậu môn bé vài cm là được.
Còn những loại nhiệt kế một đầu nhọn còn một đầu hẹp thì rất dễ đi sâu vào hậu môn bé mỗi khi bé quấy khóc. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ có thể bôi dầu vaseline vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn của bé.
Khi đưa đầu nhiệt kế vào hậu môn bé, mẹ nên lưu ý khoảng 1,3 – 2,5 cm là được, không nên đưa vào quá sâu dễ gây nguy hiểm cho bé. Tiệt trùng nhiệt kế trước và sau khi đo nhiệt độ cho bé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốtCó rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt, vì thế cha mẹ cần tìm hiểu kỹ rồi cân nhắc phương pháp điều trị cho bé.
Ngoài ra, mẹ cần quan sát thêm các triệu chứng đi kèm nếu thấy bé rét run, xuất huyết, co giật, khó thở, người tím tái, li bì… nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
1. Trẻ bị sốt khi tiêm phòngKhi cho bé đi tiêm phòng, có thể do thành phần nào đó của thuốc đặc biệt là vắc xin ho gà sẽ khiến bé bị sốt. Tình trạng sốt này thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày.
2. Trẻ sơ sinh bị sốt phát banSốt phát ban là một loại bệnh phổ biến ở trẻ em dưới một tuổi. Khi bé bị sốt cơ thể bé sẽ nổi các ban đỏ hồng kèm theo sốt cao. 95% trẻ em dưới 2 tuổi từng bị nhiễm sốt phát ban. Bệnh thường kéo dài khoảng 4 ngày.
3. Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnhKhi trẻ bị những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể nhằm chống lại những tác nhân này.
Quá trình trên sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao dẫn tới hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da, từ đó trẻ có hiện tượng sốt. Do đó, mà trẻ thường có bị sốt, đầu thì nóng nhưng tay chân lại lạnh.
4. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyếtTrẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết rất dễ nguy hiểm đến tính mạng do sức đề kháng còn yếu. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú. Khi thấy trẻ bỏ ăn, sốt cao nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.
Trẻ bị mắc các bệnh do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào có thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, bệnh tả, kiết lỵ… đều có thể khiến bé bị sốt.
6. Trẻ sơ sinh bị sốt virusTheo chuyên gia, khi trẻ bị sốt virus, về nguyên tắc, bố mẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, chẳng hạn khi trẻ sốt cao cho hạ nhiệt, chườm mát, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
Sốt siêu vi ở trẻ em là bệnh thường gặp khi chuyển mùa, nhiều nhất là vào mùa hè. Mặc dù hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm.
8. Trẻ sơ sinh bị sốt viêm họngTrẻ sơ sinh bị viêm họng không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Ngoài ra, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong quá trình mọc răng cũng có thể bị sốt. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng tốt nhất là nên uống nhiều nước, massage nướu… cho bé bớt khó chịu.
10. Trẻ bị sốt vì thời tiết nắng nóngĐưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ bị sốc nhiệt rồi bị sốt.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu quấn quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ bị tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì cha mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn.
Thế nhưng sau khi đã nới lỏng quần áo mà trẻ vẫn sốt thì nên tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân.
Biểu hiện và triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị sốtHầu hết các bậc cha mẹ đều dựa theo quán tính để biết con mình có bị sốt hay không bằng cách sờ vào trán, vào người xem thân nhiệt có nóng không.
Và hầu như mọi trường hợp đều mặc định rằng người bé trở nên nóng hơn là bé đã bị sốt. Thực tế, sốt ở trẻ không chỉ đơn thuần nhiệt độ cơ thể tăng mà còn kèm theo những triệu chứng khác nhau.
Thay vì dùng tay để dự đoán, mẹ nên dùng nhiệt kế. Đây là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh một cách chính xác nhất.
Nhiệt độ được đo chuẩn nhất tại các vùng như miệng, nách hoặc hậu môn. Dùng nhiệt kế giúp mẹ xác định xem bé sốt ở mức độ nào để có cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả và kịp thời.
Nếu nhiệt độ trẻ sơ sinh ở trong khoảng từ 37,5-38 độ, bé đã bị sốt nhẹ, mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp nhiệt độ tăng từ 38-39, bé có nguy cơ sốt cao, đặc biệt tăng đến 40 độ và có dấu hiệu co giật, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốtCó những trẻ sơ sinh đã 10 ngày nhưng chưa rụng rốn hoặc đã rụng rồi nhưng do cuống rốn to còn để lại lõi rốn và vệ sinh rốn chưa tốt dẫn đến nhiễm trùng rốn gây sốt.
Bạn cần kiểm tra lại rốn của trẻ trước tiên. Trẻ nhỏ do chưa tự điều tiết tốt được nhiệt độ cơ thể nên trong trường hợp mẹ không để ý mặc đồ cho bé quá nhiều làm nhiệt độ cơ thể tăng lên gây sốt.
Nếu con bị sốt nhẹ thì mẹ cần tìm cách hạ sốt cho con bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người đặc biệt là vùng bẹn và nách.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?Khi tắm bằng nước ấm, nước sẽ bốc hơi từ làn da của bé và sẽ giúp thân nhiệt hạ xuống. Ngoài ra, tắm còn giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Điều quan trọng là mẹ nên đảm bảo nhiệt độ của nước phải ít hơn nhiệt độ của cơ thể bé khoảng 2 độ.
Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh vì sự chênh lệch nhiệt độ cao có thể khiến bé rùng mình, ớn lạnh và tình trạng sẽ trở nên xấu hơn. Nhiều mẹ thường truyền tai nhau rằng tắm bằng rượu có tác dụng hạ sốt nhưng đây là quan niệm sai lầm bạn nên tránh. Vì trẻ có thể sẽ bị ngộ độc rượu khi rượu được hấp thu qua da.
Đây là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh. Bạn chỉ cần nhúng vài chiếc khăn với nước ấm sau đó vắt cho ráo nước rồi đắp lên người bé, đặc biệt nhất là ở những vùng trán, nách, chân, tay và bẹn. Liên tục thay khăn mới khi chiếc khăn cũ đã khô nước.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao vì vậy nếu mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc các loại vải dày sẽ khiến nhiệt độ tiếp tục tăng do không thể thoát ra ngoài. Lúc này, mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo có chất liệu vải mỏng, nhẹ, khả năng thấm hút tốt.
Sốt thường làm cơ thể ra nhiều mồ hôi do đó, mẹ nên thay đồ cho bé thường xuyên. Sự ẩm ướt có thể khiến bé khó chịu, dễ dẫn đến những cơn ớn lạnh và làm cho bé bị sốt cao hơn.
Nhằm giúp bé cảm thấy dễ chịu và hạ sốt mẹ nên cố gắng tạo điều kiện cho phòng của bé luôn được mát mẻ, không nên để bé ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp khi trẻ bị sốt là từ 21-23ºC.
5. Bổ sung thêm nhiều chất lỏngViệc làm này không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn giúp cơ thể tránh tình trạng bị mất nước do sốt gây ra. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên hơn. Hoặc cho bé uống thêm nước lọc để cải thiện tình hình.
Khi đã được 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể giúp bé hạ sốt bằng cách cho bé uống thêm nước trái cây tự nhiên. Bổ sung nước cho cơ thể bằng cách ăn các món cháo lỏng, súp…
Mẹ có thể cho bé dùng thêm những loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi nào sốt trở nên nguy hiểm?
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bị sốt thì mẹ nên đưa bé đi khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng
Trẻ bị nóng sốt nằm mê man, ngủ ly bì
Xuất hiện các nốt phát ban trên da
Dấu hiệu mất nước như tã không bị ướt trong thời gian dài, miệng và môi khô, trẻ khóc nhưng không có nước mắt
Trẻ bị sốt mẹ nên ăn gì?Một trong những cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian mẹ có thể uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố giúp trẻ sơ sinh hạ sốt nhanh.
Cách thực hiện: 10 cành tía tô, rửa sạch, để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú. Áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt sẽ có hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị sốt.
Mẹ cần tránh gì khi chăm trẻ sơ sinh bị sốt?
Khi bé bị sốt, mẹ tuyệt đối không nên ủ ấm hay mặc nhiều quần áo cho bé. Việc làm này không giúp bé hạ sốt mà ngược lại càng làm tăng nhiệt độ của cơ thể dẫn đến sốt cao hơn.
Không nên dùng nước đá lạnh để làm mát cho bé. Điều này thực sự rất nguy hiểm, khi cơ thể bé đang nóng nếu chườm đá lạnh thì nhiệt độ sẽ bị chênh lệch quá mức có thể gây nên bỏng lạnh, khiến bé bị suy hô hấp.
Không được dùng thuốc aspirin để hạ sốt vì có khả năng gây tổn thương não bộ của bé.
Trẻ Sơ Sinh Tiêm Phòng Vacxin Về Bị Sốt: Cách Giảm, Hạ Sốt Nhanh Nhất
Trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng mũi vacxin nào thì bị sốt? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Hỏi: Thưa bác sĩ, cháu nghe nói là trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng vacxin về rất dễ bị sốt. Không biết những mũi nào thì sẽ khiến trẻ sốt và dấu hiệu nhận biết là gì? Tít nhà cháu sắp phải đi tiêm 2 mũi đầu phòng lao và viêm gan B nên 2 vợ chồng đang rất lo lắng.
Bác sĩ trả lời: Đúng là trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng vacxin về rất dễ bị sốt. Tuy nhiên, đây là phản ứng bình thường của cơ thể bé khi tiếp nhận vacxin để kích thích hệ miễn dịch phát triển, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vì vậy, khi chích ngừa bất kỳ loại vacxin nào trẻ cũng có thể bị sốt. Tùy thuộc vào sức đề kháng, thể trạng sức khỏe của từng trẻ mà triệu chứng sốt sẽ khác nhau, mức độ nặng nhẹ, thời gian sốt nhanh hay chậm.
Còn về dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng, các mẹ có thể theo dõi chính xác nhất bằng cách cặp nhiệt độ. Thông thường, trẻ sẽ sốt nhẹ 37,5 – 38 độ. Kèm theo đó là biểu hiện quấy khóc, kém ăn hơn bình thường. Vết tiêm có thể bị sưng, đau khiến bé khó chịu, bứt rứt, người có thể nổi mẩn đỏ.
Trẻ sơ sinh sau khi đi chích ngừa vacxin bị sốt mấy ngày? Khi nào cần đưa đi khám?Hỏi: Tôm nhà cháu mới đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 về xong bị sốt cả ngày nay. Cháu dán miếng hạ sốt rồi mà chưa thấy đỡ, cặp nhiệt độ vẫn trên 37 độ. Hai vợ chồng đang rất lo lắng, không biết trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng vacxin bị sốt mấy ngày? Khi nào cần đưa đi khám?
Bác sĩ trả lời: Như đã nói ở bên trên thì trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa vacxin về bị sốt cũng là hiện tượng bình thường. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên khi đưa vacxin vào (bản chất là những vi khuẩn gây bệnh đã được làm chết hoặc yếu đi) nên sẽ gây những phản ứng nhất định, trong đó có sốt.
Các mẹ không nên quá lo lắng, triệu chứng sốt thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày. Chỉ cần thường xuyên theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách thì sẽ không có gì quá đáng ngại.
Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh sau khi đi chích ngừa vacxin bị sốt cao liên tục, trên 38 độ, kèm những biểu hiện bất thường như: quấy khóc nhiều giờ liền, bỏ bú, người có thể bị co giật, tím tái… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới cả tính mạng.
Cách giảm, hạ sốt nhanh nhất khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng vacxin về bị sốtHỏi: Bác sĩ ơi, phải làm gì khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng vacxin về bị sốt ạ? Tít nhà cháu sắp phải đi tiêm vacxin 5 trong 1 mũi thứ 2. Lần trước cu cậu đi tiêm về xong bị sốt khiến 2 vợ chồng được phen nháo nhào, không có kinh nghiệm nên cứ bị cuống lên.
Bác sĩ trả lời: Cách giảm, hạ sốt nhanh nhất khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng vacxin về bị sốt đó là vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thường xuyên chườm ấm hay lau người bằng nước ấm, đặc biệt là phần bàn chân, bàn tay, nách, bẹn. Giữ cho cơ thể bé khô thoáng, không bị mồ hôi ra nhiều.
– Mẹ nên mặc quần áo thoải mái cho bé, tốt nhất chọn chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi.
– Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh tiếp xúc với môi trường ồn ào hoặc quá nhiều người xung quanh.
– Trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ sau khi đi tiêm phòng vacxin mà không có những biểu hiện bất thường, mẹ có thể dán miếng hạ sốt để giảm bớt khó chịu cho bé.
– Cho bé bú nhiều hơn cũng là cách hạ sốt hiệu quả sau khi trẻ đi chích ngừa vacxin về bị sốt vì trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất, giúp tăng sức đề kháng, đồng thời bù nước hiệu quả.
– Ngoài triệu chứng sốt, trẻ sơ sinh còn có thể bị sưng sau khi đi tiêm phòng vacxin. Đây cũng là phản ứng bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy chú ý quan sát và xử lý bằng cách chườm mát xung quanh vết tiêm hoặc xoa nhẹ nhàng quanh vùng da vừa tiêm (mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi làm điều này).
Mẹ nên làm gì để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng vacxin?Hỏi: Bác sĩ cho cháu hỏi phải làm gì để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng vacxin chứ thấy con bị đau xong người “nóng như hòn than”, cháu lo lắng và đau lòng vô cùng.
Bác sĩ trả lời: Trước hết, bạn cần hiểu trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng, chích ngừa vacxin là điều khó tránh khỏi. Bạn có thể thực hiện những cách chúng tôi nói bên trên để hạ sốt nhanh chóng.
– Đồng thời, mẹ cần chăm sóc sức khỏe thật tốt cho bé. Sức đề kháng càng tốt, thể trạng khỏe mạnh thì những phản ứng phụ sau khi đi tiêm sẽ càng ít.
– Ngoài ra, để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng, các mẹ cũng có thể thực hiện theo cách: ăn lá tía tô trước và sau khi cho trẻ đi tiêm rồi cho bé bú trực tiếp (có thể xay nước uống, ăn sống hoặc nấu cùng các món ăn). Chất kháng sinh tự nhiên trong tía tô sẽ vào sữa mẹ giúp bé hạ sốt, tăng đề kháng hiệu quả.
Một số lưu ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng vacxin về bị sốt:
– Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm. Nhiều người thấy bé sốt, người nóng thì tắm để hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây là việc hoàn toàn sai lầm, cần chờ tối thiểu 4 – 6 tiếng sau đó.
– Không lau người bằng nước lạnh cho trẻ, dẫn đến cảm lạnh và nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Không mặc nhiều lớp quần áo dày, càng khiến trẻ bí bách, quấy khóc nhiều hơn.
– Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng rộng rãi, thoáng mát, không quá chật kín, tù túng.
– Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng. Nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Không nặn chanh, đắp khoai tây hay lòng trắng trứng lên vết tiêm để giảm sưng đau. Ngược lại, cách này có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
– Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để xử lý kịp thời, nếu thực hiện đủ các cách vẫn không thể hạ sốt (sốt cao trên 38 độ, co giật…), tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể.
– Một điều quan trọng nữa các mẹ cũng cần lưu ý khi cho trẻ sơ sinh đi tiêm phòng là cho trẻ ở lại trung tâm y tế theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ về ngay, tránh trường hợp sốc phản vệ không được xử lý kịp thời.
Nguồn: Mabio.vn
MẸ CÓ BIẾT:
Bên cạnh việc tiêm phòng vacxin thì cho con bú cũng là một trong những cách tự nhiên nhất, hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời.
Sữa mẹ chứa nguồn dinh dưỡng quý giá, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ. Đồng thời, cho bé bú cũng là cách để giảm sốt hiệu quả khi đi tiêm phòng vacxin về bị sốt, bù nước, bù khoáng, tăng năng lượng cho trẻ.
Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Thì Làm Thế Nào Để Hạ Sốt Nhanh Cho Trẻ
Khi trẻ sơ sinh bị sốt thì làm thế nào để hạ sốt nhanh cho trẻ
Sốt vẫn là mối quan tâm phổ biến nhất của các bậc cha mẹ, nhất là đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Sốt sẽ không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời tuy nhiên nếu tình trạng sốt bị kéo và có hướng nặng hơn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vậy phải làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị sốt? Đó là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi nuôi con nhỏ.
1.Các triệu chứng sốt ở trẻ
Sốt là một triệu chứng ở trẻ nhỏ khi nhiệt độ trong cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Lúc này trẻ sẽ có một số biểu hiện như:
Trẻ trở nên biếng ăn
Quấy khóc liên tục
Bàn tay, bàn chân lạnh
Có trẻ có thể bị ói, nôn trớ
Trẻ khó thở hoặc thở dồn dập, hơi thở nóng
Có thể bị phát ban
Trẻ sơ sinh bị sốt làm thế nào? Khi thấy trẻ có các triệu chứng của sốt mẹ cũng đừng hoang mang và vội vàng cho trẻ dùng thuốc tây ngay mà hãy chẩn đoán nguyên nhân gây sốt trước sau đó mới áp dụng các phương pháp hạ sốt phù hợp.
2.Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Sốt là một phần của các bệnh do trẻ bị nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,.. Có trường hợp sốt gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn như: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận, nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não… Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ của việc tiêm phòng.
Khi đã xác định được nguyên nhân sốt của trẻ đầu tiên mẹ phải tìm cách hạ sốt cho trẻ trước, sau đó nếu tình trạng vẫn không tiến triển hơn mẹ phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay.
Trẻ sơ sinh bị sốt thì làm thế nào? Bố mẹ xác định rõ ba mục tiêu chăm sóc khi trẻ sốt là: kiểm soát nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước và theo dõi các bệnh nghiêm trọng gây ra sốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
3.Một số mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà
Dùng tất ướt quấn quanh cổ chân của trẻ để hạ sốt
Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân giảm sốt cho trẻ. Nghe có vẻ lạ nhưng lại là cách hạ sốt công hiệu ngay cả cho trẻ sốt cao.
Các mẹ thực hiện như sau: Chọn 2 chiếc tất coton đủ dài , nhúng vào nước lạnh vắt sạch, quấn quanh 2 mắt cá chân cho trẻ, hết lạnh thì lại nhúng vào nước. Lúc đầu trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó nhận thấy cơ thể giảm nhiệt, dễ chịu trẻ sẽ thoải mái hơn.
Dùng cây diếp cá
Đầu tiên, các mẹ rửa sạch và giã thật nhuyễn rau diếp cá. Chắt lấy 1 bát đặc nước vo gạo trộn cùng với rau diếp cá giã nhuyễn đem đun sôi rồi giảm nhỏ lửa, đun thêm khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ thì tắt bếp. Để nguội rồi lấy nước đó cho trẻ uống.
Dùng nhọ nồi hạ sốt
Làm thế nào để hạ sốt cho trẻ sơ sin h bằng lá nhọ nồi? Lá nhọ nồi các mẹ rửa sạch, giã nát lọc lấy nước cốt rồi đem đun sôi lên để nguội rồi cho bé uống. Bã nhọ nồi thì cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân của trẻ.
Mặc quần áo phù hợp cho trẻ
Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt tăng cao mẹ càng quấn khăn dày, ủ ấm hay mặc quần áo dày càng làm cho trẻ khó chịu. Mẹ hãy dùng 1 chiếc khăn xô mỏng quấn quanh người để hạ sốt cho trẻ, mặc quần áo thoáng mát.
Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Trẻ Sơ Sinh, Mẹo Làm Thế Nào Hạ Sốt Nhanh
Khi ngôi nhà nhỏ có một thiên thần sơ sinh xuất hiện thì các ông bố, bà mẹ là những người gánh trọng tránh nặng nề nhất để thiên thần có thể lớn lên khoẻ mạnh. Hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu nên rất dễ bị môi trường bên ngoài ảnh hưởng đế, trong đó biểu hiện nhiều nhất chính là bệnh sốt.
Cách thứ nhất: Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ bằng nước ấmNhiều người vẫn nghĩ rằng, nước lạnh mới là nước dùng để hạ sốt. Nhưng điều đó không đúng, nước ấm mới là nước dùng để hạ sốt hiệu quả nhất. Chúng ta không thể áp dụng nguyên lý lấy lạnh áp nóng để trung hoà nhiệt độ, vì bằng chứng khi chúng ta sử dụng nước lạnh để lau người bị sốt, nhiệt độ của người bệnh sẽ tăng cao hơn.
Cách thứ hai: Cách hạ sốt nhanh cho trẻ bằng chanh tươiCác ông bố, bà mẹ lấy chanh tươi, rửa sạch, sau đó cắt chanh thành nhiều lát mỏng theo chiều ngang của quả chanh. Tiếp đến dùng những lát chanh mỏng này chà nhẹ lên phần khuỷ tay, khuỷ chân và sống lưng của trẻ. Các ông bố, bà mẹ chờ trong khoảng 2 phút đến 3 phút cho chanh ngấm vào cơ thể trẻ, rồi dùng khăn ấm lau lại người cho trẻ.
Khi chà chanh cho trẻ, có một số trường hợp trẻ sẽ kêu xót. Các ông bố, bà mẹ đừng lo lắng, bạn nên dùng tay nhẹ nhàng massage cho trẻ, để làm giảm cảm giác xót cho trẻ. Sau khi massage xong các ông bố bà mẹ lấy khăn ngâm qua nước ấm nhẹ nhàng lau lại người cho trẻ là được.
Cách thứ ba: Hạ sốt cho trẻ bằng uống nước trà gừng tươiTheo quan niệm của y học cổ truyền, gừng tươi vốn có tính ấm, là một trong những nguyên liệu quý trong điều trị kháng khuẩn, đào thải độc tố, bào tiết mồ hôi trong cơ thể rất tốt. Vì thế nếu trẻ bị sốt, một cốc nước đường gừng ấm là một bào thuốc hiệu quả mà các ông bố, bà mẹ dùng để toát mồ hôi, hạ sốt sẽ rất hiệu quả.
Những lưu ý khi hạ sốt cho trẻ.Khi các ông bố, bà mẹ đo nhiệt độ cơ thể của trẻ, nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 37 độ C là lúc đó trẻ đã bị sốt. Chúng ta có một số lưu ý mà các vấn đề các ông bố, bà mẹ nên chú ý trong quá trình thực hiện các biện pháp hạ sốt cho trẻ tại nhà:
Nên mặc quần áo thoáng mát cho trẻ: Mặc quần áo nhẹ, thoáng mát cho trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ bài tiết mồ hôi tốt hơn, cơ thể sẽ điều hoà được nhiệt độ dễ dàng hơn.
Không nên đắp chăn kín cho trẻ, cho trẻ nằm ở những nơi thoáng mát: Khi trẻ bọ sốt, mặc dù thân nhiệt của trẻ tăng cao nhưng trẻ vẫn cảm thấy rét lạnh. Vì thế, các ông bố, bà mẹ thường sẽ đắp chăn, đóng cửa nhầm hy vọng cơ thể trẻ ấm hơn. Nhưng đây là một điều vô cùng sai lầm, điều này không hề làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, mà còn có thể ảnh hương nghiêm trọng hơn đến tình trạng sức khoẻ của trẻ, vì không khí xung quanh bức bí làm cho nhiệt độ trong cơ thể bé ngày càng tăng cao hơn.
Bên cạnh đó, các ông bố, bà mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước: Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ bài tiết ra rất nhiều mồ hôi, nhầm giúp điều hoà lại nhiệt độ cơ thể. Vì thế cơ thể trẻ sẽ bị mất nước, các ông bố, bà mẹ nên chia thời gian thành những khoảng nhỏ, đúc nước cho trẻ uống để có thể bổ sung nước cho cơ thể trẻ kịp thời.
Với những biện pháp giúp trẻ hạ sốt nhanh tại nhà mà Mâm cơm Việt vừa chia sẽ cho các ông bố, bà mẹ ửo trên chỉ nên áp dụng khi trẻ bị sốt nhẹ, hoặc đã được sự tư vấn của bác sĩ. Còn trong trường hợp, trẻ sốt cao lâu ngày kéo dài, sốt ở nhiệt độ quá cao thì nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế, vì trẻ có thể mắc những bệnh khác có dấu hiệu ban đầu là bị sốt.
Chúc bé và gia đình bạn luôn luôn khỏe mạnh.
Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà
Nội dung chính của bài viết [hide]
Sốt ở trẻ sơ sinh là gì Các triệu chứng khi bé bị sốt nặng Khi nào nên đi khám bác sĩ Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh 1. Bổ sung đủ nước 2. Để bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ 3. Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh 4. Hạ Sốt Bằng Bọt Biển Lạnh Các biến chứng do sốt ở trẻ em 1. Co giật do sốt 2. Cơn sốt cứ lặp lại 3. Sốt không đi kèm triệu chứng nào khác Sốt ở trẻ sơ sinh là gì Khi hôn hoặc chạm vào trán của bé, nếu mẹ cảm thấy thân nhiệt bé nóng hơn bình thường, khi đó có thể bé đang bị sốt. Thân nhiệt cao hơn bình thường tức là bé bị sốt.
Sốt thường chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại vấn đề nhiễm trùng. Đo thân nhiệt cho trẻ có thể xác nhận liệu trẻ có đang bị sốt, đồng thời còn giúp gia đình và bác sĩ nhân định đúng tình trạng sốt của trẻ để có thể tìm ra phương án xử lý tốt hơn cho trẻ.
Hầu hết các bác sĩ – và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) – đồng ý rằng nhiệt độ cơ thể bình thường đối với em bé khỏe mạnh là từ 36 đến 37.9 độ C. Nếu nhiệt độ đo từ trực tràng của bé từ 38 độ C trở lên, khi đó bé đã bị sốt.
Các triệu chứng khi bé bị sốt nặng Chỉ số nhiệt độ không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy cơn sốt có nghiêm trọng hay không. Ngoài ra, độ tuổi của trẻ cũng là yếu tố cần xem xét: Sốt đặc biệt nghiêm trọng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng chính là hành vi của trẻ. Trường hợp trẻ bị sốt cao nhưng vẫn chơi đùa và bú đủ thì có thể không phải là nguyên nhân đáng báo động.
Ba mẹ nên lưu ý rằng nhiệt độ cơ thể của chúng ta sẽ tăng vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối và rơi vào giữa đêm và sáng sớm. Chu kỳ tự nhiên này giải thích lý do vì sao các người bệnh đều thông báo với bác sĩ rằng họ đều bị sốt vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối.
Khi nào nên đi khám bác sĩ Ba mẹ là người đánh giá tốt nhất về việc con có thực sự bị bệnh hay không – vì vậy hãy gọi / hoặc đi khám bác sĩ để được tư vấn nếu bạn lo lắng về tình trạng của con, bất kể nhiệt độ của bé là bao nhiêu:
Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, vẫn tỉnh táo và bú đủ, và không có triệu chứng bệnh nặng nào khác, khi đó bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ cần đợi theo dõi trong vòng 24 giờ trước khi đưa bé đến bệnh viện. Vì sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh, cho nên bác sĩ có thể sẽ không chẩn đoán được bất cứ điều gì đáng kể nếu bé được kiểm tra lâm sàn quá sớm.
Tùy thuộc vào mức độ khó chịu của bé, bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ uống acetaminophen (hoặc ibuprofen, nếu bé ít nhất 6 tháng tuổi) để hạ sốt.
Dù bé ở độ tuổi nào, nếu bé có các triệu chứng gợi ý bệnh nặng hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đưa bé đến để được đánh giá, đến văn phòng (nếu bạn gọi trong giờ làm việc) hoặc đến phòng cấp cứu.
Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh Sốt là phản ứng của cơ thể nhằm bảo vệ và chống lại vi khuẩn và vi rút, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng nhiệt độ tăng cao có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả hơn. (Vi khuẩn và vi rút thích nhiệt độ môi trường khoảng 37 độ C.) Một cơn sốt cũng khiến cho cơ thể tạo ra nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
1. Bổ sung đủ nước Nếu cơn sốt nhẹ không ảnh hưởng đến hành vi của bé, bạn không cần phải cho bé dùng bất cứ thứ gì để hạ sốt. Hãy cho bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức để ngăn ngừa mất nước, và cũng đừng làm phiền hoặc bế bé khi ngủ.
2. Để bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ Nếu nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường vì mặc nhiều quần áo hoặc do thời tiết nóng, mẹ hãy giúp bé hạ nhiệt bằng cách cởi một vài lớp áo và để bé nghỉ ngơi hoặc chơi ở một nơi yên tĩnh, mát mẻ.
3. Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh Nếu cơn sốt làm cho bé khó chịu, và bác sĩ nói với bạn rằng không sao cả, bạn có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để hạ nhiệt độ cho bé. (Ibuprofen không được khuyến nghị cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc cho những trẻ bị mất nước hoặc nôn mửa liên tục.)
Hãy thật cẩn thận khi dùng thuốc cho bé. Cần dựa vào cân nặng của bé để xác định đúng liều lượng thuốc. Luôn luôn sử dụng thiết bị đo đếm đi kèm với thuốc để cung cấp cho bé chính xác liều lượng phù hợp.
Các mẹ đừng cho bé dùng thuốc hạ sốt nhiều lần hơn so với khuyến cáo. Các hướng dẫn có thể sẽ nói rằng bạn có thể dùng acetaminophen sau bốn giờ (tối đa năm lần mỗi ngày) và ibuprofen cứ sau sáu giờ (tối đa bốn lần mỗi ngày).
Mẹ nhớ không bao giờ cho bé uống aspirin. Aspirin có thể khiến trẻ dễ mắc hội chứng Reye, một rối loạn hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.
Điều cuối cùng cần lưu ý: Hầu hết các bác sĩ đều không khuyên dùng các chế phẩm trị ho và cảm lạnh cho bé mà không qua kê đơn, nhưng nếu em bé của bạn đang dùng thuốc theo toa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khác, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Các phương thuốc trị ho và cảm lạnh có thể đã chứa những thành phần này, vì vậy sẽ có nguy cơ bạn cho bé uống thuốc quá liều.
4. Hạ Sốt Bằng Bọt Biển Lạnh Bạn có thể thử giảm sốt cho bé bằng cách chườm nước ấm (nước ấm, chứ không phải nước lạnh) hoặc cho bé tắm nước ấm.
Lưu ý: Các mẹ không bao giờ thử hạ sốt cho bé bằng cách thoa rượu mát xa . Rượu mát xa có thể được hấp thụ vào máu của em bé qua da. Nó cũng có thể khiến cơ thể bé mát quá nhanh, và cũng có thể làm tăng nhiệt độ của bé.
Các biến chứng do sốt ở trẻ em 1. Co giật do sốt Sốt đôi khi gây co giật do sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Trẻ bị hiện tượng này có biểu hiện đảo mắt, chảy nước dãi hoặc nôn mửa. Tay chân bé có thể trở nên cứng và cơ thể bé có thể co giật hoặc giật. Trong hầu hết các trường hợp, các cơn động kinh là vô hại, nhưng điều đó luôn làm cho các bậc cha mẹ phải lo lắng.
2. Cơn sốt cứ lặp lại Thuốc hạ sốt tạm thời làm giảm nhiệt độ cơ thể bé. Nó không làm ảnh hưởng đến nguyên nhân gây nhiễm trùng, vì vậy em bé của bạn có thể bị sốt cho đến khi cơ thể không còn nhiễm trùng. Điều này có thể mất ít nhất hai hoặc ba ngày.
Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, có thể kéo dài năm đến bảy ngày. Và nếu em bé của bạn đang được điều trị bằng kháng sinh để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể mất 48 giờ để nhiệt độ của bé giảm xuống.
3. Sốt không đi kèm triệu chứng nào khác Khi bé bị sốt không kèm theo sổ mũi, ho, nôn hoặc tiêu chảy, việc tìm ra vấn đề có thể rất khó khăn.
Có nhiều bệnh nhiễm virus có thể gây sốt mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Một số, chẳng hạn như bệnh sốt phát ban, gây sốt rất cao trong 3 ngày, sau đó là xuất hiện các đốm đỏ.
Nhiễm trùng còn nghiêm trọng hơn nữa, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn trong máu), cũng có thể gây sốt cao mà không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào khác. Nếu em bé của bạn bị sốt kéo dài (hơn 24 giờ) từ 39 độ C trở lên, hãy gọi cho bác sĩ, cho dù bé có các triệu chứng khác hay không.
Với những thông tin về sốt ở trẻ sơ sinh, và cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà của mình, hy vọng bố mẹ sẽ yên tâm hơn và không còn lo lắng băn khoăn mỗi khi bé bị sốt. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử mọi cách mà tình hình vẫn không tiến triển, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý thích hợp và kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Và Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Nhanh Chóng Nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!