Xu Hướng 6/2023 # Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này # Top 6 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vệ sinh tai cho bé là việc làm rất cần thiết của cha mẹ. Các chất thải cần được lấy ra và vệ sinh sạch sẽ, tránh tồn đọng những chất bẩn, gây các bệnh về tai.

Vệ sinh tai cho bé bao nhiêu lần là đủ?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên vệ sinh tai liên tục để tránh gây tổn thương và làm hỏng cấu trúc bảo vệ phía trong tai của con bạn. Bạn chỉ nên thực hiện làm sạch tai từ khoảng 1-2 tháng/lần tùy theo mức độ của ráy tai.

Những nguyên tắc cha mẹ cần lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ:

1, Vệ sinh tai không có nghĩa là phải lấy hết ráy tai

Ráy tai là do một loại chất nhờn giống như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn cùng với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành.

Nhắc đến ráy tai, chúng ta vẫn có một quan niệm rằng cần phải loại bỏ chúng ra ngoài. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ráy tai lại có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Hầu hết các trường hợp ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài.

Chính vì vậy, khi vệ sinh tai cho bé, mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai. Chỉ cần làm sạch vành tai và phần ống tai ngoài cùng là đủ.

2, Thời điểm nào nên vệ sinh tai cho trẻ?

Vì da các bé đang còn mỏng nên mẹ hãy chuẩn bị chiếc khăn xô để lau chùi quanh vành tai cho bé. Vệ sinh ngay trong quá trình tắm cho bé. Bởi lúc này, tai bé đã được làm ướt và phần ráy tai mềm hơn, dễ lau chùi hơn.

Cha mẹ nên tạo không khí vui vẻ khi vệ sinh tai cho bé, tránh những lúc bé quấy khóc hoặc đang khó chịu.

3, Trẻ còn nhó, có nên dùng tăm bông hay không?

Đây là vật dụng quen thuộc được cha mẹ thường xuyên sử dụng cho con. Tuy nhiên, cách làm này không an toàn cho bé.

Nguyên nhân là do vùng da bên trong tai của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh. Vì vậy, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ hơi mạnh tay, bé cưng cũng có thể bị đau. Thậm chí, nếu tăm bông bị đưa vào quá sâu trong tai, bé có nguy cơ bị thủng màng nhỉ.

Ngoài việc sử dụng tăm bông, cha mẹ không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại.

4, Sử dụng nước muối chuyên dụng

Nếu quan sát thấy tai của trẻ có lớp ráy quá dày, có nghĩa là chúng đang không tự bong ra ngoài được, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn.

Cách thực hiện: để bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé, ngày nhỏ vài lần cho tới khi ráy tai mềm và tự bong ra ngoài.

Mẹ cũng có thể sử dụng loại dung dịch nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ, có tác dụng làm sạch ráy tai, tuy nhiên những sản phẩm này chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam.

5, Cẩn thận khi dùng thuốc

Cha mẹ cần tìm hiểu kĩ càng trước khi có những quyết định dùng thuốc để vệ sinh tai cho trẻ. Hiện nay, 

các nhà thuốc có bán nhiều bộ sản phẩm để vệ sinh tai cho trẻ, bao gồm nước nhỏ tai và dụng cụ để lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và sử dụng những sản phẩm này.

Trong trường hợp ráy tai có quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn và đúng cách.

Hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp cha mẹ có thêm thông tin chăm sóc, vệ sinh cho trẻ đúng cách.

Cách Lấy Ráy Tai Cho Trẻ Sơ Sinh Không Làm Tổn Thương Tai Bé

Một trong những nguyên nhân gây đau tai của trẻ khiến bố mẹ lo lắng là đau tai do nút ráy tai hoặc đau tai do chấn thương vì ngoáy tai không đúng cách.

Ráy tai là gì?

Da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra chất tiết được gọi là ráy tai. Ráy tai thường có 3 dạng: Ướt, khô và cứng.

Ráy tai có nhiệm vụ gì?

Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Khi nào cần lấy ráy tai?

Trong trường hợp bình thường không cần lấy ráy tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc có sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai, do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng hoặc do chính bạn vệ sinh tai không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ống tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn, ráy tai sẽ tích tụ nhiều, không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai.

Những trường hợp này cần phải được lấy ráy tai để tránh cảm giác nặng (đầy) tai hoặc nhiễm trùng gây đau và ngứa ống tai hoặc gây giảm thính lực tạm thời do tắc nghẽn hoàn toàn 2 bên ống tai.

Làm gì khi trẻ có nút ráy tai?

Tại nhà, bạn có thể dùng dung dịch clorua natri 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, thường là từ 3 – 5 lần hoặc hơn nếu có thể, mỗi lần từ 10 – 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi, rã ra. Sau đó theo dõi từ 5 – 7 ngày, nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.

Nếu ráy tai rã nhiều, bạn tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5 – 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

Ráy tai nhiều quá sẽ làm bít tắc ống tai ngoài, thậm chí nhiều trường hợp biểu bì da bong tróc mỗi ngày, bong ra mà không thoát ra được do ráy tai bít tắc gây viêm, thậm chí hủy xương và gây viêm ống tai. Những trường hợp này cần phải lấy ráy tai, nhất là những khối ráy tai quá cứng gây bít tắc khiến giảm thính lực dẫn truyền.

Những trường hợp không cần thiết lấy ráy tai khi ráy chỉ đóng váng hơi dính vành ống tai. Ráy tai có kháng thể và là chất bảo vệ ống tai ngoài nên lấy ráy tai nhiều quá cũng là không tốt. Thí dụ như những người làm nghề bơi lội nhiều, ống tai quá sạch thì lại dễ bị viêm tai hơn người bình thường.

Với trẻ, khi lấy ráy tai cần lưu ý vì trẻ loay hoay rất dễ bị tổn thương tai. Trong trường hợp ráy tai quá cứng, phụ huynh có thể thấm tăm bông với nước muối sinh lý để làm sạch ống tai ngoài cho bé. Không nên cố lấy những mảnh ráy quá sâu vì có thể làm tổn thương ống tai. Cũng không nên để bé tự lấy ráy tai vì rất dễ làm tổn thương.

Những điều mẹ cần lưu ý khi lấy ráy tai cho con

Màng nhĩ là một màng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Mhix có hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng.

Các mẹ nên biết rằng, màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm và rộng khoảng 8mm. Màng nhĩ mỏng chỉ như một tờ giấy vì vậy khi làm vệ sinh tai hoặc lấy ráy tai cho con mẹ phải hết sức cẩn thận để đề phòng trường hợp thủng màng nhĩ.

Các bác sĩ tai mũi họng cho biết, kể cả người lớn hay trẻ con thì đều phải cẩn thận khi dùng vật cứng, nhọn để lấy ráy tai vì đã có không ít xảy ra. Thậm chí nhiều bà mẹ dùng bông tăm trẻ em để làm vệ sinh tai cho con mà đưa vào quá sâu khiến con thủng màng nhĩ cũng không phải là hiếm xảy ra.

Vì thế, khi vệ sinh tai cho con mẹ phải rất chú ý, không vừa ngoáy tai vừa chơi đùa, không để tự bé cầm tăm bông, chỉ nhẹ nhàng xoay tròn tăm bông để lau hết ráy ướt ở bên ngoài, tuyệt đối không cho vào sâu.

Trong trường hợp bé có ráy tai cứng, mẹ không nên dùng vật cứng để lấy ráy tai cho con mà có thể làm mềm ráy tai trước bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai, đợi ráy tai mềm ra rồi lấy. Nếu ráy tai của bé nằm quá sâu trong tai thì mẹ không nên mạo hiểm, hãy đưa bé đến bác sĩ để nhờ lấy giúp.

Ngoài ra, có một điều quan trọng các mẹ cần lưu ý là trong trường hợp khẩn cấp khi thấy con bị chảy máu tai vì bất cứ nguyên nhân gì, không nên hốt hoảng mà phải bình tĩnh đưa con đến khám bác sĩ tai mũi họng để xem mức độ tổn thương đến đâu và tùy theo mức độ tổn thương tai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giải quyết phù hợp.

Vệ sinh tai cho bé đúng cách

Một trong những điều luôn làm các mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là việc “dọn dẹp” khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất.

Vệ sinh tai – nỗi băn khoăn hằng ngày của các mẹ

Khu vực này thường xuyên thải ra một chất màu vàng khô hoặc ướt (đa số là khô) gọi là . Các bé thường hay rất khó chịu khi ráy tai bị sản xuất quá nhiều nhưng khổ nỗi, các mẹ rất đắn đo khi dùng tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác để vệ sinh tai cho bé như người lớn. Sự đắn đo này hoàn toàn dễ hiểu vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được các hành vi của mình, khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai sẽ rất tai hại nếu chẳng may các bé giãy giụa. Nhưng nếu không lấy ráy tai, tai của bé sẽ dễ bị tích tụ nhiều bên trong khiến bé khó chịu và có khi còn bị đóng thành nút dính chặt bên trong tai của bé sẽ càng khiến các mẹ đau đầu hơn.

Cơ chế hoạt động của đôi tai bé

Trước khi đi vào các phương pháp vệ sinh đôi tai cho bé, các mẹ cần tìm hiểu cơ chế hoạt động của đôi tai bé. Về cơ bản, đôi tai của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế hoạt động như nhau, được cấu tạo bởi ống tai ngoài có chức năng chuyển âm thanh từ vành tai đến màng nhĩ.

Ống tai ngoài được phủ bởi một lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ bị xây xát, đặc biệt đối với các bé lớp da này càng mỏng manh hơn. Lớp da này thường xuyên tiết ra một loại chất nhờn là có nhiệm vụ bôi trơn ống tai và bảo vệ tai một cách tự nhiên chống lại vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài lọt vào trong ống tai.

Đối với đa số trẻ em thì thông thường, cùng với lớp biểu bì của da ống tai sẽ bong tróc ra dần dần và chuyển từ trong ra ngoài cửa ống tai một cách tự nhiên. Mặc dù vậy, có một số bé do cơ địa đặc biệt như hẹp ống tai, rối loạn bài tiết ống tai hay do môi trường bên ngoài ô nhiễm, ồn ào khiến ráy tai sản xuất ra quá nhiều gây khó chịu cho bé, thậm chí thành nút ráy tai, ảnh hưởng thính lực của bé. Vì thế việc thường xuyên loại bỏ ráy tai thừa cho bé là việc làm cần thiết của các mẹ.

Vệ sinh tai cho bé thế nào cho đúng?

Tất cả các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đều khẳng định: dùng tăm bông hay các dụng cụ khác đi vào sâu trong ống tai để lấy cho bé là phương pháp vệ sinh tai sai lầm, không hiệu quả và dễ gây ra những nguy cơ đáng tiếc cho bé.

Do cơ chế hoạt động của đôi tai các bé là thải ráy tai ra ngoài ống tai một cách tự nhiên do đó các mẹ chỉ cần hàng ngày hay cách ngày, dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là đã có thể vệ sinh tai hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, do những yếu tố môi trường xung quanh như ô nhiễm, tiếng ồn… có nhiều bé sẽ bị sản xuất ra nhiều ráy tai, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài nhiều. Đối với những trường hợp này thì chỉ vệ sinh bên ngoài vành tai không thì vẫn chưa đủ để lấy hết của bé vì còn rất nhiều ráy tai sẽ còn lưu lại bên trong ống tai, nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé.

Phương pháp đa số các mẹ dùng để lấy ráy tai là sử dụng tăm bông có thấm nước và đưa sâu vào ống tai của các bé. Thật ra đây là phương pháp vệ sinh tai không đúng cách và không hiệu quả. Khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai, ngay cả đối với những loại tăm bông nhỏ dành riêng cho các bé thì không thể nào có thể lấy hết ráy tai bên trong đôi tai của các bé ra được. Một phần ráy tai còn lại sẽ càng bị đẩy sâu vào trong ống tai sẽ gây tích tụ ráy tai hay đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ.

Đối với các dụng cụ lấy như đầu móc kim loại hay các vật nhọn khác thì càng tuyệt đối không nên sử dụng vì các dụng cụ này sẽ dễ làm xây xát lớp da ống tai mỏng manh, nhạy cảm của các bé, gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết ráy tai của ống tai. Tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác còn mang lại nguy cơ trầy hay thủng màng nhĩ vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được hành vi, các bé rất dễ vùng vẫy khi các mẹ đang vệ sinh tai cho bé.

Để loại bỏ ráy tai thừa đáng ghét trong đôi tai của các bé, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, ngoài việc thường xuyên dùng khăn mềm thấm nước ấm lau ngoài vành tai của bé, các mẹ có thể dẫn các bé đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Tai -Mũi – Họng để các bác sĩ có các dụng cụ và dung dịch vệ sinh tai chuyên môn vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều. Nếu bé có biểu hiện khó chịu, vò đầu bứt tai là lúc đó có khả năng bé đã bị đóng nút ráy tai, khi đó các mẹ không được tự ý gắp nút ráy tai mà vẫn phải đến bác sĩ có chuyên môn để xử lý.

Giải pháp đến bác sĩ có chuyên môn để lấy ráy tai cho bé là giải pháp an toàn nhất, tuy nhiên sẽ hơi phiền phức cho các mẹ khi phải vệ sinh tai cho bé thường xuyên. Tại các nước có nền y khoa phát triển như Pháp, Thụy Sĩ… các bà mẹ thường hay sử dụng những dung dịch vệ sinh tai có thành phần nước biển ưu trương có tác dụng làm tan rã ráy tai một cách tự nhiên mà không gây bất cứ tác động nào cho đôi tai của bé nếu sử dụng lâu dài.

– Một trong những điều làm các bà mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể của bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất.

Cơ chế hoạt động của đôi tai

Về cơ bản, đôi tai của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế hoạt động như nhau, được cấu tạo bởi ống tai ngoài có chức năng chuyển âm thanh từ vành tai đến màng nhĩ.

Ống tai ngoài được phủ bởi một lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ bị xây xát, đặc biệt đối với các bé lớp da này càng mỏng manh hơn. Lớp da này thường xuyên tiết ra một loại chất nhờn là ráy tai có nhiệm vụ bôi trơn ống tai và bảo vệ tai một cách tự nhiên chống lại vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài lọt vào trong ống tai. Đối với đa số trẻ em thì thông thường, ráy tai cùng với lớp biểu bì của da ống tai sẽ bong tróc ra dần dần và chuyển từ trong ra ngoài cửa ống tai một cách tự nhiên.

Người Việt nam nói riêng, phương Đông nói chung, thông thường tai có ráy khô, loại ráy có chứa khoảng 20% lipid (ống tai khô, ít trơn-ướt). Khi cơ chế tự làm sạch trục trặc, ráy tai không đào thải ra được, nó có khuynh hướng bám dính rất chặt trên thành ống tai, tiến triển lan rộng theo hướng dọc theo ống tai và hướng tâm của ống tai. Các vảy da không bị phá vỡ, chia cắt khi nó ở trên bề mặt ống tai, tính toàn vẹn của nó được duy trì. Kết quả là, nó có xu hướng liên kết mở rộng và lại tiếp tục được bao phủ bởi dịch ráy. Cuối cùng, nó tạo thành một nút ráy khô nút kín lỗ tai.

Dính ráy, tích tụ ráy, nút ráy trong ống tai là một rối loạn xét về phương diện Y học. Nó là một rối loạn của sự di trú các biểu mô da trên bề mặt của ống tai ngoài. Nói chính xác, nó là một chứng bệnh của ống tai ngoài.

Lý do bị nút ráy tai:

– Một số trường hợp do ống tai bị hẹp.

– Rối loạn bài tiết ống tai.

– Môi trường ô nhiễm.

– Do động tác ngoáy tai làm ráy bị đẩy vào sâu hơn.

…..

Những biểu hiện khi bị nút ráy tai:

– Ngứa tai

– Ù tai.

– Nghe kém.

– Trẻ khó chịu.

Hậu quả khi bị nút ráy tai:

– Ứ đọng dịch bẩn.

– Gây viêm ống tai ngoài.

….

Cách xử lý:

– Dùng dung dịch: Cerulyse, Natrihydroxyt carbon 3%-5%, Glycerin acid boric, dầu Parafin hoặc dầu hạt đào.

– Nhỏ dung dịch vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, mỗi lần nhỏ 10-20 giọt để cho “nút” ráy tai dần mềm và rã ra.

– Nếu ráy tai rã nhiều, tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5-7 ngày nữa cho đến khi rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

– Theo dõi 5-7 ngày, nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra thì đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ráy tai ra.

Cách vệ sinh tai cho bé:

– Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.

– Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài thì việc vệ sinh bên ngoài vành tai vẫn chưa đủ để lấy hết ráy tai của bé vì còn rất nhiều ráy tai còn lưu lại bên trong ống tai. Nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé. Do đó cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa các bé đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa Tai -Mũi – Họng để các bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều.

– Mỗi tháng chỉ lấy ráy tai 2 lần.

Lời kết:

Để bảo vệ thính giác cho trẻ, các bà mẹ không được tự ý lấy ráy tai, tránh những tai nạn đáng tiếc. Khi phát hiện trẻ bị nút ráy tai, cần đưa trẻ đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để xử lý.

Dấu Hiệu Mẹ Không Được Bỏ Qua

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy, 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam, con số này lên tới 301.570 trường hợp, theo thống kê năm 2014.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất khó nhận biết. Bởi dưới 1 tuổi, trẻ chủ yếu bú mẹ nên phân thường mềm, chứa nhiều chất lỏng. Bởi vậy, nếu cha mẹ chủ quan bỏ qua những dấu hiệu quan trọng thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khi không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng chủ yếu do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân gây ra tình trạng này phải kể đến virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc dị ứng thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp hay sử dụng kháng sinh kéo dài…

Dù là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh nhưng không vì thế mà tiêu chảy bớt nguy hiểm. Mất nước do tiêu chảy có thể làm rối loạn điện giải trong cơ thể, dẫn tới suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng huyết. Việc chăm sóc con không đúng cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như cái chết thương tâm của 2 bé ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh vào tháng 7/ 2014.

Có thể bạn muốn biết: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài là bị bệnh gì?

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Thói quen đại tiện ở trẻ sơ sinh không giống với người lớn, vì thế trước tiên cha mẹ cần nhận biết được khi nào con đi ngoài bình thường và khi nào là dấu hiệu của tiêu chảy.

Dấu hiệu đi ngoài bình thường ở trẻ sơ sinh

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi: số lần đi ngoài 2 – 5 lần/ ngày là hoàn toàn bình thường.

– Trẻ trên 6 tháng tuổi: số lần đi ngoài 1 – 2 lần/ngày.

– Đặc điểm của phân:

Với trẻ bú sữa mẹ: Phân mềm, lỏng, màu vàng hoặc vàng cam, không nặng mùi.

Với những trẻ uống sữa công thức: Phân nặng mùi hơn trẻ bú mẹ, phân có xu hướng đặc hơn. Màu sắc có thể thay đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu, phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng.

Dấu hiệu chứng tỏ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

– Số lần đi ngoài nhiều hơn so với những ngày trước.

– Đặc điểm của phân: Phân lỏng nhiều nước, màu sắc phân thay đổi, phân có mùi tanh hôi hơn hẳn. Nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng thì phân có thể nhầy máu.

– Các biểu hiện khác: Trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, có thể kèm theo nôn mửa hoặc sốt. Những biểu hiện này kéo dài từ 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy.

Các cấp độ mất nước của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Hiện tượng mất nước nhẹ

Trẻ khát nước và đòi uống nước. Với trẻ sơ sinh, vì chưa biết nói nên biểu hiện chủ yếu là quấy khóc, chỉ khi người lớn cho uống nước mới hết khóc.

Mất nước vừa

Ngoài hiện tượng khát nước, trẻ còn có các biểu hiện như khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ có thể thóp bị lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…

Mất nước nặng

Ngoài những dấu hiệu đã kể trên trẻ còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu về thần kinh như: Lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.

** Bé có thể bị mất nước rất nhanh trong 1 – 2 ngày từ khi bị tiêu chảy. Vì thế, trong thời điểm này, điều quan trọng mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé, để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho con.

Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tiêu chảy

Những trẻ bị mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Còn với các bé mất nước mức độ vừa thì tùy theo tình trạng chung của con có thể chữa tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhập viện điều trị. Khi tình trạng mất nước nặng xảy ra, trẻ cần phải nhập viện điều trị. Chú ý, trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải.

Đối với trẻ dưới 6 tháng:

Nếu có mất nước và điện giải cần phải đi bệnh viện, đồng thời:

Cho trẻ tiếp tục bú mẹ, tránh để mẹ kiêng khem quá mức.

Nếu trẻ đang uống sữa động vật thì cần thay thế bằng loại sữa không có đường lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa.

Đối với trẻ lớn hơn:

Hướng dẫn cho trẻ ăn trong 5 ngày:

Cho bé tiếp tục bú sữa mẹ, uống nhiều lần hơn để bù vào lượng nước đã mất.

Hòa loãng sữa động vật bằng một lượng nước cháo vừa phải nhằm mục đích làm giảm 50% nồng độ đường lactose trong sữa hoặc cho trẻ ăn sữa đã lên men trở thành acid lactic.

Bữa ăn hằng ngày cho bé cần sử dụng nguồn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với thói quen ăn uống của trẻ.

Tránh các loại thức ăn có nồng độ thẩm thấu cao như cho quá nhiều đường, các loại nước giải khát công nghiệp làm tăng tiêu chảy.

Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, ít nhất là 6 bữa một ngày.

Uống thêm khoảng 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

Sau 5 ngày nếu tiêu chảy đã cầm:

Tiếp tục cho thức ăn trên 1 tuần nữa, sau đó cho trẻ ăn lại từ từ sữa động vật trong nhiều ngày và trở về ăn sữa động vật bình thường theo lứa tuổi của trẻ.

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, tiếp tục cho ăn thêm tới khi cân nặng, chiều cao trẻ trở lại bình thường.

Nếu tiêu chảy chưa cầm được thì cần gửi trẻ đi bệnh viện để điều trị bằng các biện pháp khác.

Lưu ý:

Khi trẻ vẫn còn đang bú mẹ ngoài các bữa cháo, súp cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, mẹ không cần phải kiêng khem trong ăn uống, chỉ kiêng các thức ăn có nhiều đường nếu trẻ bị tiêu chảy phân bọt, nhầy và có mùi chua.

Nếu sữa bò khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng sữa không có lactose.

Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Những sai lầm trong việc cầm tiêu chảy ở trẻ.

Tự ý dùng kháng sinh là sai lầm nghiêm trọng mà người lớn hay mắc phải khi trị tiêu chảy cho con. Sử dụng kháng sinh điều trị trong trường hợp bé bị tiêu chảy do virut rota sẽ không mang lại tác dụng mà thậm chí còn khiến con bạn mệt mỏi, bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không những vậy, kháng sinh còn gây ra loạn khuẩn ruột, có thể khiến cho bé tiêu chảy kéo dài do diệt đi một vài loại vi khuẩn tiêu hóa thức ăn cần thiết.

Phương pháp được cho là “an toàn” nhất hiện nay đó là bổ sung các loại men vi sinh có chứa vi khuẩn sống cho trẻ. Phương pháp này vốn được sử dụng để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, khi mà cơ thể thiếu đi một vài chủng vi khuẩn cần thiết nào đó dẫn đến việc không tiêu hóa được thức ăn và gây kích ứng đường ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hữu hiệu khi bổ sung đúng loại cơ thể đang thiếu (trong cơ thể có khoảng 500 chủng vi khuẩn lành tính khác nhau), còn nếu do các nguyên nhân khác như tiêu chảy do mọc răng, rota virus, … thì lại không có hiệu quả.

Lạm dụng dung dịch bù nước oresol hoặc bù nước không đúng cách cũng làm một trong những sai lầm thường thấy. Tiêu chảy khiến trẻ mất nhiều nước nhưng không phải bù lại bằng cách ép uống oresol càng nhiều càng tốt, đặc biệt là pha không đúng cách. Cho bé uống nước lọc hoặc nước đường không những không bù được điện giải mà còn làm trẻ biếng ăn và phản tác dụng.

Thực phẩm chống tiêu chảy cho con

Với những bé sơ sinh đã bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ có thể cho con ăn thêm một số loại thực phẩm sau đây dưới dạng nghiền nhỏ hoặc nước uống đẻ hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

Chuối

Đây là thực phẩm hữu hiệu để ngừng chứng tiêu chảy ở bé. Chuối có vị thơm, mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa được trẻ rất yêu thích. Nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy thì không nên bỏ qua loại thực phẩm tốt này.

Táo

Táo là loại quả được ưa thích hàng ngày, nó rất dễ tiêu hóa với trẻ. Trong táo có chứa nhiều chất xơ, cung cấp lượng nước vừa đủ để bù đắp lượng nước đã mất đi do tiêu chảy ở bé. Vì thế với các bé sơ sinh đã tập ăn, mẹ có thể ép nước táo cho bé uống để bổ sung thêm điện giải và lượng nước đã hao hụt do tiêu chảy.

Sữa chua

Nếu bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp cho các bé và giảm tình trạng tiêu chảy ở con của bạn.

*** Các thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy bao gồm: Sản phẩm từ sữa, cà phê, thực phẩm gia vị, thức ăn chiên, dầu hoặc bất cứ những thực phẩm có đường nào khác. Duy trì cho trẻ một chế độ ăn nhạt cho tới khi tình trạng của trẻ khá hơn.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh chứng tiêu chảy của con bạn, cũng như những bệnh về đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn…

Cho Dù Bạn Đang Chán Chường Hay Cuộc Sống Bế Tắc Đến Mấy, Chỉ Cần Ghi Nhớ 8 Điều Này Để Vượt Qua

Trong cuộc đời mỗi người đều phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Sẽ có những lúc người ta vui sướng tột độ, hạnh phúc tới mức cảm thấy như đang bước trên mây, và tất nhiên cũng không thể tránh khỏi những lúc đau buồn, tuyệt vọng như thể đất dưới chân đang sụp đổ, ngày mai sẽ là tận thế.

Nếu không biết cách điều tiết cảm xúc, người ta có thể gây ra những hành động dại dột, không cách nào vãn hồi được. Vì vậy, việc quan trọng nhất mỗi khi cảm thấy chán chường chính là suy nghĩ tích cực để bản thân không rơi xuống đáy vực thẳm.

1. Chẳng có chặng đường nào trải bước trên hoa hồng

Có đôi khi bạn gặp phải khó khăn cùng cực, nhưng đó chưa hẳn đã là điều xấu. Hãy biến mọi nguy cơ trở thành động lực để có thể mạnh mẽ tiến về phía trước.

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng thành hơn. Đừng cố kháng cự hay trốn tránh những khó khăn ấy, bởi chẳng ai có thể sống một cuộc đời mãi mãi là một đường thẳng.

Nếu không trải qua những ngày mưa gió bão bùng, người ta sẽ chẳng bao giờ biết trân quý những ngày rực nắng.

2. Tất cả mọi khó khăn thử thách chỉ là tạm thời

Sau cơn mưa trời lại sáng, nếu ngày mai không quang thì ngày kia ắt sẽ phải tạnh.

Hãy biết tìm kiếm và nắm bắt cơ hội trong mọi khó khăn, bởi tất cả mọi việc trước mắt đều chỉ là tạm thời mà thôi. Dừng ngay việc chì chiết bản thân và mãi đắm chìm trong thất bại lại. Tất cả mọi vết thương đều sẽ được chữa lành theo thời gian.

3. Oán thán cũng chẳng thay đổi được gì

Khi rơi vào tâm trạng tồi tệ, người ta thường có xu hướng tự trách bản thân hoặc oán thán kẻ khác. Tuy nhiên, cho dù có ngồi dằn vặt cả ngày thì cũng chẳng thay đổi được vấn đề gì.

Mọi việc đã xảy ra rồi, không cách nào vãn hồi được. Thay vì cứ mãi ủ rũ, hãy tạo cơ hội cho bản thân bằng cách bắt tay vào hành động để sửa chữa lỗi lầm.

4. Mỗi lần thất bại đều là một bài học quý giá

Khi bạn vấp ngã, trên cơ thể bạn sẽ lưu lại những vết sẹo. Nếu mỗi ngày bạn lại bới móc vết thương ra để than khóc, nó sẽ chẳng bao giờ khép miệng được.

Ngược lại, khi bạn biết cách tạm quên nó đi và điều trị đúng cách, chẳng mấy chốc vết thương dù có lớn mấy cũng sẽ phải lành. Tới lúc ấy, vết thương sẽ không còn đau nhức nữa, mà chỉ còn là một vết sẹo mờ nhạt. Đó không phải là thất bại, mà là minh chứng cho ý chí kiên cường của con người, đồng thời cũng là một biểu tượng của sức mạnh, cho thấy bạn đã chinh phục được nỗi đau và biết cách vượt qua nó để hướng tới tương lai.

5. Phải nếm qua cay đắng mới cảm nhận được ngọt bùi

Ai cũng có một đích đến cho riêng mình, và trên con đường chạy về đích ấy, người ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách cam go.

Bạn không đạt được thành công trước mắt không có nghĩa là bạn mãi mãi chẳng thể bước tới đỉnh vinh quang. Nếu chẳng may bị vấp ngã, hãy mạnh dạn đứng dậy và bước tiếp. Cần phải biết cách buông bỏ những đau thương, bạn mới có thể nhẹ gánh tiến lên mà không phải lo lắng, e sợ bất kỳ điều gì.

Nếu chưa từng nằm trên bàn chông, người ta sao có thể cảm nhận được giường đệm êm ái đến mức nào?

6. Đừng bận tâm đến những phản ứng tiêu cực của người khác

Nếu bạn chẳng may phải sống giữa một tập thể chỉ toàn nhìn thấy điều tiêu cực, hãy tỏ ra thật tích cực. Đừng vì người ta cố dìm mình mà tự chìm xuống, trong khi bạn hoàn toàn có khả năng ngoi lên khỏi mặt nước. Cũng đừng gục ngã, bởi người ta sẽ nhân cơ hội chà đạp bạn không thương tiếc.

Bất luận bạn là người ưu tú đến đâu, người ta vẫn luôn bới móc được những khuyết điểm nơi bạn, thế nên cách tốt nhất là hãy mỉm cười đáp trả bằng cách vượt lên hẳn bọn họ.

7. Chuyện gì phải đến ắt sẽ đến

Chuyện cần đến, nếu hôm nay không đến, ngày mai cũng không đến thì ngày kia ắt sẽ đến mà thôi.

Khi đi lạc đường, bạn không thể cứ đứng yên một chỗ chờ người đến cứu, bởi bạn có thể chết đói ở đó. Hãy cứ tiến về phía trước, bạn sẽ tìm được nhiều thứ hữu ích hơn, và biết đâu đấy lại mở ra được một con đường mới thì sao?

Thành công không bao giờ mỉm cười với những người suốt ngày sợ sệt, nó sẽ chỉ đến bên người biết nắm bắt cơ hội mà thôi.

8. Thay vì ngồi than khóc, hãy mạnh dạn đứng lên

Bạn có ngồi than khóc từ năm này qua năm khác cũng sẽ chẳng có ai chạy đến bù đắp tổn thương cho bạn, bởi trên đời này căn bản là không có ông Bụt đâu.

Hãy tự tìm cho mình những niềm vui nho nhỏ, thiết lập những kế hoạch và tạo ra động lực mới để có thể yêu đời trở lại.

Cốc nước đầy một nửa hay vơi một nửa là do cách nhìn nhận của mỗi người, cuộc sống tươi vui phơi phới hay bế tắc tuyệt đối cũng là do suy nghĩ của chúng ta mà thành thôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!