Bạn đang xem bài viết Viết Cv Như Thế Nào Cho Đúng Chuẩn? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae” dịch ra là sơ yếu lý lịch nhưng lại rất khác với tờ khai sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ xin việc. Vậy CV là gì? CV xin việc là một bản tóm tắt thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, giải thưởng, kỹ năng… ứng viên gửi cho nhà tuyển dụng. CV là cơ sở chính để nhà tuyển dụng chọn ứng viên bước vào vòng phỏng vấn. CV là bước đầu tiên mà ứng viên cần chuẩn bị khi tìm việc làm.
Viết CV như thế nào cho đúng chuẩn?
1. Cách viết phần thông tin cá nhân:
Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.Nên:
Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com
Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp:
Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu của ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Nên: – Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển. – Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo công việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó. – Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng…..Không nên: – Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều… – Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.
3. Cách viết phần học vấn:
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).Nên:
Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.
4. Các viết phần kinh nghiệm làm việc:
Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?
Kinh nghiệm làm việc trong CV.
Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).
Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ….).
Mô tả dài dòng, không phân chia ý.
5. Các viết phần hoạt động ngoại khoá:
Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, thì mục hoạt động ngoại khoá càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.
Hoạt động ngoại khoá trong CV.
Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.
Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.
6. Cách viết phần kỹ năng:
Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?
Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp bạn.
Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.
Nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.
* Lưu ý: bạn cũng nên tránh những sai sót không thể chấp nhận được như viết sai chính tả, trình bày sơ sài về mặt nội dung.
Cách viết CV cho người có kinh nghiệm
Đối với những người đã có kinh nghiệm, việc viết CV không còn quá khó khăn nhưng làm thế nào để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng thì vẫn cần có những bí quyết riêng
1. Tạo điểm nhấn từ những kỹ năng của bản thân
Người có kinh nghiệm thường đã thành thạo những kỹ năng cần thiết cho công việc. Bạn có đủ khả năng và hiểu biết để chọn lọc những kỹ năng cần thiết và đưa vào CV những kỹ năng mà bạn tự tin và thực hiện tốt nhất.
2. Những thành tích đạt được trong quá trình làm việc
Thành tích là một lợi thế của người có kinh nghiệm so với người mới vào nghề hoặc ra trường. Bạn đã trải qua một khoảng thời gian đủ dài để có những dấu mốc đáng kể trong sự nghiệp. Tuy vậy, hãy lưu ý chỉ đưa vào CV những thành tích nổi bật nhất để tránh CV dài dòng, thiếu trọng tâm.
Ngay cả người có kinh nghiệm cũng cần bí quyết viết CV chuẩn
3. Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với người đã có kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp bạn đặt ra trong CV nên là những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược trên con đường sự nghiệp thay vì những mục tiêu ngắn hạn.
Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới ra trường có điểm yếu về kinh nghiệm và kỹ năng làm việc do chưa có thời gian “thực chiến” qua các công việc. Tuy nhiên, các bạn mới tốt nghiệp cũng có những ưu thế riêng mà nếu biết cách đưa vào CV, bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển
1. Hoạt động
Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhấn mạnh vào phần hoạt động để gây ấn tượng về một người năng động, nhiệt tình với nhà tuyển dụng.
2. Sở thích
Cách viết CV xin việc part-time
Đưa ra các kỹ năng phù hợp với công việc
Đối với công việc part-time, nhà tuyển dụng sẽ mong muốn bạn là người thích ứng nhanh với công việc và làm việc năng suất hiệu quả do thời gian làm việc của bạn không nhiều.
Bí quyết để cv lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng
1. Nói không với lỗi chính tả
Lỗi chính tả làm CV của bạn kém chuyên nghiệp thậm chí là thiếu tôn trọng vì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn quá cẩu thả và không xem trọng công việc đang ứng tuyển.
2. Tiêu đề và tên bản CV
Một lỗi cơ bản là thiếu tiêu đề CV, bạn cần có tên và vị trí ứng tuyển trong phần này.
3. Khiêm tốn trong câu từ
CV là nơi “khoe” ra những điểm tốt đẹp của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng nhưng không ai ưa thích một người khoe mẽ, khoa trương. Vì vậy hãy “khoe” thật khéo léo và khiêm tốn trong câu từ, tránh dùng những từ nói quá như “Tối rất/ vô cùng tự tin vào khả năng của mình”…
4. Nội dung liên kết, có dẫn chứng
5. Tham khảo các mẫu CV tại TopCV.vn
Hiện nay, CV là phần không thể thiếu của bất kì ai trong quá trình ứng tuyển và tìm việc làm. CV được coi là cánh cửa đầu tiên mà bạn phải vượt qua để tìm được công việc mơ ước. Vì vậy, dựa vào những hướng dẫn trên bạn nên đầu tư thời gian và công sức để có được bản CV thật ấn tượng và thuyết phục được những nhà tuyển dụn khó tính.
Bản quyền nội dung thuộc về chúng tôi được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA. Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.
Chuẩn Bị Cho Kỳ Thi Như Thế Nào?
Chuẩn bị cho kỳ thi như thế nào?
Ngoài ra các bạn còn có thể tìm thấy những kế hoạch để chuẩn bị cho bài thi, cho ngày thi và một số gợi ý về những hoạt động nên tham gia sau ngày thi.
Combating Test Anxiety (Vượt qua sự lo lắng về thi cử)
Nếu bạn biết bạn mong chờ điều gì và đã chuẩn bị được gì cho kỳ thi thì bạn sẽ không thấy sợ hãi. Chính vì vậy thực hành và chuẩn bị kỹ càng là yếu tố quyết định để giúp bạn thi tốt.
Bạn hãy tập trung hoàn toàn vào câu hỏi mà mình đang trả lời, không nghĩ đến câu bạn vừa làm hoặc lo lắng cho câu tiếp theo.
Bạn hãy nhắc lại với chính mình rằng bạn đã chuẩn bị tốt cho bài thi và bạn sẽ làm thật tốt. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
If You Lose Your Concentration (Nếu bạn mất tập trung)
Trước tiên bạn không nên lo lắng vì đó là điều bình thường có thể xảy ra với bất kỳ ai. Với một bài thi dài dù bạn có muốn hay không não của bạn cũng cần phải có một chút thời gian (vài giây) để nghỉ ngơi. Chính vì vậy khi bạn thấy mất tập trung bạn hãy bỏ bút xuống, nhắm mắt lại, thở sâu và lắng nghe nhịp thở của mình.
Chỉ cần 10 giây là não của bạn đã được thư giãn và có thể quay trở lại làm việc bình thường. Bạn hãy thử làm cách này khi bạn cảm thấy stress bởi càng thực hành nhiều thì bạn càng áp dụng dễ dàng khi làm bài thi.
Bạn đừng lo lắng về câu hỏi mà bạn thấy bí. Hãy đánh dấu lại và lập tức chuyển sang câu khác. Cố gắng tập trung vào câu bạn đang làm, không bận tâm đến câu khó đó nữa cho tới khi bạn quay trở lại làm câu đó.
Nếu bạn gặp phải vấn đề trước khi bắt đầu làm bài thì đây là một số mẹo để giúp bạn:
Time Strategies (Chiến lược về thời gian) Pace Yourself (Bạn hãy đưa ra tốc độ cho mình)
Điều quan trọng nhất trong chiến lược về thời gian là đưa ra được tốc độ cho mình. Trước khi bắt đầu làm bài bạn hãy dành vài phút để nhìn qua toàn bài, ghi chú những câu dễ hơn và dựa vào khoảng thời gian bạn có để quyết định tốc độ làm bài phù hợp.
Một khi bạn đã bắt tay vào làm bài thì hãy làm nhanh. Nếu như bạn làm chậm lại để mắc ít lỗi hơn thì não của bạn sẽ thấy chán và không tập trung. Lúc đó bạn thậm chí còn mắc nhiều lỗi hơn.
Khi bạn gặp một câu hỏi khó đừng dừng lại ở đó mà hãy lập tức bỏ qua và chuyển sang làm câu khác.
Bên cạnh đó, việc trả lời những câu dễ trước sẽ giúp bạn tự tin hơn và làm bài một cách trôi chảy.
Bạn làm bài nhanh nhưng nhớ là không được vội. Bởi vội vã sẽ làm bạn quên những điều quan trọng và làm ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
Bạn hãy kiểm tra lại khi làm được nửa bài. Nếu bạn mới chỉ làm được ít bạn sẽ biết rằng mình sẽ chỉ còn ít thời gian để làm bài. Nhưng cũng đừng vội mà hãy chọn những câu dễ để làm, bỏ qua những câu khó để tiết kiệm thời gian.
Nếu bạn làm được nhiều bạn có thể làm chậm lại một chút nhưng chỉ trong trường hợp bạn cảm thấy thoải mái khi làm vậy. Nếu không vẫn giữ tốc độ ban đầu và dành thời gian thừa để xem lại bài.
Control Yourself (Hãy kiểm soát bản thân)
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng bạn hãy nghỉ vài giây rồi mới tiếp tục làm bài. Hãy thở sâu và tự nói với mình những câu lạc quan. Đó là cách tốt nhất để giúp bạn thư giãn và tập trung trở lại.
Bạn hãy đọc kỹ chỉ dẫn, yêu cầu của bài. Nếu không rõ bạn hãy hỏi lại. Và lưu ý về thời gian làm bài. Nếu bạn bỏ qua thông tin quan trọng đó bạn khó có thể làm tốt bài thi.
Bạn hãy nhớ viết đáp án đúng vào nơi yêu cầu. Vì nếu viết sai bạn sẽ mất điểm không đáng có.
Bạn hãy sử dụng khoảng thời gian đó để kiểm tra lại bài. Đầu tiên là xem bạn đã viết đúng chỗ yêu cầu chưa. Nếu bạn tẩy xóa bài thì hãy sửa lại cho sạch sẽ và gọn gàng.
Hãy kiểm tra những lỗi cơ bản trong bài, đọc kỹ lại những phần khó xem có sai sót gì không.
The Days before the Test (Ngày trước khi thi)
Tập thể dục trước ngày thi có thể giúp bạn tăng lưu lượng oxy lên não và làm bạn minh mẫn, làm bài tốt hơn. Tuy nhiên bạn cũng phải tập thật điều độ.
Không tập quá nhiều vì điều đó sẽ khiến bạn kiệt sức, chỉ tập một chút để giúp cơ thể và bộ não của bạn hoạt động tốt hơn.
Balanced Diet (Chế độ ăn uống cân bằng)
Cũng giống như cơ thể bạn, bộ não cũng cần phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để có thể hoạt động tốt. Trước ngày thi bạn nên ăn nhiều rau quả và những thức ăn giàu lecithin như cá và hạt đậu.
Chất lecithin giúp não bạn làm việc tốt hơn. Nếu không bạn cũng có thể tới hiệu thuốc và mua một lọ lecithin viên để uống vài tuần trước khi thi.
Rest (Thư giãn)
Bạn hãy ngủ đúng giờ và ngủ đủ vào buổi tối trước khi thi. Điều đó sẽ giúp bạn làm bài hiệu quả bởi não đã được nghỉ ngơi, thư gian đúng mực.
Trial Run (Đi thử)
Trước ngày thi bạn hãy đến thử địa điểm thi xem mất bao lâu. Sau đó vào ngày thi bạn hãy cố gắng đến sớm 15 phút để có thể thư giãn và ổn định chỗ ngồi
.
Test Day (Ngày thi)
Đây là ngày quan trọng nên bạn hãy đặt đồng hồ để dậy đúng giờ. Sau đó hãy ăn sáng, tránh những đồ ăn nhiều đường như bánh rán mà hãy ăn ngũ cốc hoặc bánh mỳ nướng. Bạn nhớ chỉ nên ăn lượng vừa phải. Sau đó hãy căn thời gian để có thể đến địa điểm thi sớm 15 phút, nhớ hãy tính cả thời gian bạn không may gặp sự cố như tắc đường.
Đến nơi hãy tìm phòng thi và nhanh chóng ổn định chỗ ngồi. Bạn cũng đừng quên lời khuyên về việc thư giãn và hít thở sâu trước khi làm bài.
Làm Thế Nào Để Hs Viết Đúng Chính Tả
Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả ĐẶT VẤN ĐỀ Trường tiểu học là nơi đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới có trình độ văn hoá và cũng là nơi có trách nhiệm rèn luyện cho các em việc giữ gìn và sử dụng đúng ngôn ngữ Tiếng Việt.Chính từ nơi đây nhà trường đã đào tạo nền móng đầu tiên cho học sinh biết gữi gìn, biết bảo vệ và phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Vì vậy dạy cho học sinh về tiếng việt một cách cơ bản có hệ thống là một điều hết sức quan trọng. Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt điều cơ bản nhất là làm thế nào cho học sinh, đọc đúng biết dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp. Biết sử dụng đúng nội dung để diển đạt những điều mình muốn nói bằng các ngôn ngữ thích hợp, chính xác làm cho người đọc, người nghe hiểu được dể dàng. Vì vậy trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức ngôn ngữ của Tiếng Việt qua các kĩ năng đọc, nói, viết để làm công cụ cho các môn khoa học khác, làm công cụ giao tiếp trong xã hội. Đặc biệt trong thời gian gần đây giáo dục cho học sinh về môn Tiếng Việt đã được chú trọng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế,sự tiếp thu của học sinh còn có mức độ.Tình trạng học sinh phát âm chưa được chuẩn,việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả để diển đạt nội dung đúng là một điều hết sức quan trọng.Tình trạng viết sai lỗi chính tả của học sinh còn nhiều.Tình trạng này do các em phát âm không chuẩn, không đúng, nghe không chính
xác dẫn đến viết sai lỗi chính tả.Làm thế nào để các em biết phát âm đúng, viết đúng chính tả, viết đúng ngữ pháp Tiếng Việt.Biết phân biệt nghĩa được các từ đó là điều băn khoăn, lo lắng đối với người làm công tác giáo dục. Vậy việc rèn luyện chính tả cho học sinh là vấn đề cần thiết nhất tạo cho học sinh viết đúng chữ Việt.Hiện nay trình độ học sinh nắm và viết Tiếng Việt còn thấp.Bên cạnh những học sinh viết đúng nói rõ ràng mạch lạc, còn có học sinh chưa biết dùng và viết đúng Tiếng Việt một cách thành thạo để diễn đạt ý nghỉ của mình, nhiều em phát âm sai, viết sai chính tả, dùng từ không đúng, không biết đặt câu, chấm câu do không nắm vững Tiếng Việt, nên lời nói, lời văn của các em còn rời rạc.Tất nhiên là giáo viên ai cũng dễ dàng nhận thấy những sai sót đó.I.Thuận lợi – Khó khăn:1.Thuận lợi: Số lượng học sinh vừa đủ, đi học đúng độ tuổi, các em chăm chỉ học, học lực của các em đồng đều, chữ viết rõ ràng, phần lớn các em biết trình bày.Phụ huynh quan tâm đến con em chu đáo, nhiệt tình.2.Khó khăn: Hoàn cảnh gia đình những em ở thôn cam phú 3 thuộc gia đình hộ nghèo nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình.Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa 1Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tảMột số em do ảnh hưởng phương ngữ của địa phương nên phát âm sai dẫn đến khi các em viết còn sai nhiều.Do các em tiếp xúc với đời sống xung quanh người ta phát âm không đúng.Địa bàn học sinh ở rộng, không tập trung, bố mẹ thường đi làm ăn xa nên phần nào cũng ảnh hưởng đến khi giáo viên đi thực tế đến phụ huynh.II. Phương pháp:Về phương pháp rèn luyện :Làm thế nào để giúp học sinh rèn luện viết đúng chính tả .Tôi chú trọng hai phương pháp lớn.1.Phương pháp khảo sát điều tra.Phương pháp này nhằm bắt lỗi của học sinh thường hay mắc phải.Thống kê lại toàn bộ những lỗi học sinh hay mắc phải sai lầm khi viết hoặc khi phát âm thường không chuẩn theo từng vùng, từng điạ phương, nói theo thói quen,theo kiểu “nói thế nào viết thế ấy”2.Phương pháp luyện tậpPhương pháp này nhằm rèn luyện cho học sinh thành thạo về khâu phát âm đúng để từ đó phát âm chuẩn và viết đúng từ, câu.Phân biệt được dấu hỏi
(?) dấu ngã(~) từ đó giúp các em viết đúng chính tả. 3.Đối tượng nghiên cứu:Là những học sinh lớp 5A do tôi phụ trách ngay bước đầu đã viết và đã thực hành từ buổi học đầu tiên và kĩ năng luyện viết chính tả của các em còn chậm , nhiều em viết sai nhiều như em Hoà, Quang, Hải ,Thái, Cương, Thanh Cho nên tôi luôn trăn trở là làm thế nào để giúp các em đó rèn luyện viết đúng chính tả.4.Phạm vi nghiên cứu:Nhũng vấn đề nghiên cứu của tôi là những em học sinh lớp 5A do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy ở thời kì cuối bậc tiểu học tạo điều kiện cho các em học các lớp trên phải biết phát âm đúng, viết chính tả đúng và viết đúng ngữ pháp Tiếng Việt. III. Giải pháp:Việc rèn luyện kỹ năng nghe, đọc nó là điều kiện cần thiết để giúp các em rèn luyện viết đúng chính tả. Vì vậy rèn luyện đọc cho học sinh viết đúng chính tả đã đạt ra trong sự suy nghĩ của tôi là một giáo viên giảng dạy bậc Tiểu học. Làm thế nào đây để sau này các em lên lớp trên có một vốn từ ngữ nhất định nói, viết đúng đúng chính tả là điều tôi đang quan tâm đến. Lớp 5A tôi chủ nhiệm 20 học sinh trong đó có 12 em nam, 8 em nữ, các em tiếp xúc chậm, chữ viết lại cẩu thả, không rõ ràng. Hơn nữa các em lại sống ở vùng nông thôn, phần lớn hay sử dụng các từ địa phương nên khi viết các em lại sử dụng loại từ này không hợp nghĩa. Tính không cẩn thận, địa bàn lại không tập trung, sau khi nhận công tác chủ nhiệm lớp, ngay từ tuần đầu tôi đã nắm bắt chất lượng học tập của các em, qua những lần chấm bài tôi đã phát hiện ra các em viết chính tả sai nỗi, viết không đúng từ một cách trầm Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa 2Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tảtrọng. Bên cạnh viết sai lỗi chính tả có những em đã mắc phải từ lớp dưới thậm chí các em đọc còn đánh vần từng từ, phát âm không chuẩn như em Quang, Thanh Hoà. Từ tình hình thực tế như vậy tôi quyết định giúp các em chữ viết không đúng chính tả qua từng bài học, và qua môn Tiếng việt.Bước 1:Tôi phân chia các đối tượng theo từng nhóm tuỳ theo các em mắc phải lỗi. Từ khảo sát thực tế tôi đã rút ra được các lỗi chính tả do các em mắc phải sau:– Lỗi chưa phân biệt các dấu hỏi, ngã.– Lỗi do vi phạm các quy tắc về chính tả.– Lỗi các phần khó như viết các vần có nguyên âm đôi uê, uơ, ua, ênh, ươn, ương – Lỗi do viết tắt.– Lỗi do phát âm sai về phụ âm đầu như: L, N, D, Gi, X, S– Lỗi do không nhớ chính xác, hay quên mặt chữ nên đành chấp nhận nói sao viết vậy.Ví dụ: ngẫn ngơNghe: ngeHay i là bán âm: thi sĩ, y táBước 2:Nguyên nhân của sự mắc lỗi chính tả từ khi viết.Trong loại lỗi trên các em thường mắc phải loại lỗi sau:Sai viết các phụ âm đầu: C/K/Q, Ng/Ngh, D/Gi/RSở dĩ các em có sự lẫn lộn ở các chữ K/C/Q do các em không nắm chắc quy tắc viết chính tả hiện nay ta đang sử dụng.Trường hợp phân biệt giữa Gi và D mang tính võ đoán, cùng một âm đệm nhưng có khi viết là u, khi thì viết là o. Loại lỗi chính tả riêng từng loại vùng dễ thấy hơn cái cụ thể của phương ngữ, vùng được học sinh thể hiện ngay sau bài viết của mình. Hệ thống âm vị của từng vùng ngôn ngữ so với âm vị chuẩn có một số nét khác nhau. Những sự sai khác ấy được học sinh thể hiện ra trong chữ viết của mình và như vậy cũng đã phạm lỗi chính tả. Những lỗi trên của học sinh khi viết chính tả do không nắm vững quy tắc. Các em chưa nắm được hệ thống chính tả chuẩn.Tóm lại:Từ khi khảo sát thực tế về việc học sinh phạm sai lầm trong việc nắm phải các lỗi chính tả, và từ những nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm đó tôi đã đi đến hướng dẫn học sinh khắc phục như sau:Bước 3:Cách khắc phục lỗi chính tả khi viết:– Lỗi không phân biệt dấu hỏi, dấu ngã, đối với lỗi này có thể cho học sinh dùng phương pháp liên tưởngGiáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa 3Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả Ban tanBảo: dưỡng Bão: bùng vệ tố– Phương pháp đối lậpVí dụ: Nhỡ nhàng, mỡ màng– Dùng quy luật trầm bổngCho học sinh nắm vững các thanh cao và các thanh thấp, thanh thấp gồm những thanh huyền, hỏi, ngã, nặng. Nếu bên phải thanh cao gồm những thanh hỏi, thanh ngã, thanh không cho học sinh nắm được trong từ kép hay thanh điệu kết hợp với nhau theo quy tắc sau:+ Sự kết hợp các thanh không dấu hỏi, thanh ngã, thanh không.+ Sự kết hợp giữa các thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng.Cho các em thấy được trong các từ ghép, từ láy thường thấy sự kết hợp các thanh điệu sau:+ Không – Sắc – Hỏi: Lo lắng, chăm chỉ+ Hỏi – Không – Hỏi: Thoả thuê+Sắc- không-hỏi: Chứa chan,rác rưởi.+ Huyền- nặng- huyền: Nhẵn nhụi, đỡ đần.+ Nặng- huyền: Lạ lùng.Đối với những lỗi do phát âm sai giáo tôi phải đọc chuẩn phát âm đúng cho các em nắm bắt để các em viết đúng,cần lựa chọn các loại âm, vầnthanh hỏi, ngã địa phương thường phát âm sai chuẩn, xây dựng thành các câu hoặc đoạn bắt học sinh nói đi nói lại nhiều lần các câu và đoạn đó. Khi chữa cách phát âm sai về phụ âm đầu S/X và từ địa phương tôi có thể cho các em tập nói các từ như: Học sinh – xinh sắn, nhà sàn- cụ già, sửa chữa Cần cho các em luyện đọc từng tiếng khó, đây là khâu trọng tâm giúp học sinh viết đúng những âm ngữ cần viết. Ví dụ đọc: Giữ trẻ, thú dữ, để dành tiền, giành độc lập Giúp cho học sinh phân biệt các chữ cần viết.Ví dụ: Chó dữ, thú dữ, dữ ở đây có nghĩa là hung bạo.Để phân biệt nghĩa của từ tôi có thể cho các em đặt câu: Nhân dân ta quyết tâm giữ vững nền độc lập mới giành được.Những chữ khó cần cho các em luyện viết nhiều lần. Đối với những chữ khó, giáo viên cần đọc từng từ, nhóm từ cho học sinh viết.Tôi luôn gần gũi, động viên và đọc chậm, theo giỏi khi các em viết. Thường xuyên chấm bài các em đó và tuyên dương kịp thời ở cuối tiết học.Cuối tuần vào tiết sinh hoạt ngoài những em học tiến bộ tôi thường tuyên dương những em viết đẹp, tiến bộ và đưa về chỉ tiêu thi đua viết đúng,thi đua về vở sạch, chữ đẹp đối với từng cá nhân,từng tổ rồi tổng hợp cuối tháng để khen.Bên cạnh đó khi các em viết bài tôi thường nhắc cho các em nhớ luật chính tả, xem mẫu chữ của tôi viết và các mẫu chữ đã trang trí ở lớp học. Song tư thế ngồi viết, cách cầm bút của các em và tạo lớp học thoải mái cũng là khâu Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa 4Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tảquan trọng mà tôi không thể bỏ qua.Trường hợp như em Hoà, em Quang viết sai nhiều lỗi và cách trình bày chưa đúng ngoài tiết học tôi còn giao mỗi tuần hai em đó luyện viết một bài chính tả vào vở riêng, đầu tuần đem đến tôi kiểm tra và tôi thường trao đổi phụ huynh phối hợp để làm từ đó hai em viết khá tiến bộIV. Kiểm nghiệm tự nhận xét kết quả:Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Những em trước kia thường sai 9, 10 lỗi như em Quang, Hoà, Hải thì nay chỉ còn 3 đến 4 lỗi, những em trước kia sai 5, 6 lỗi như em Thanh, Cương, Thái nay không còn sai hoặc chỉ còn sai 1, 2 lỗi Học sinh biết trình bày đẹp, đúng, biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp nên lớp tôi qua các đợt kiểm tra đều được đánh giá là lớp dẫn đầu. Tuy rằng đây chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả là một quá trình lâu dài, song tôi cảm thấy rất vui vì công việc của mình làm bước đầu có kết quả. V.Bài học kinh nghiệmViệc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt.Nhưng không chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả .Sữa chữa khắc phục lỗi chính tả của học sinh là một quá trình lâu dài đòi hỏi giáo viên phải kiên trì,bền bỉ, không được nóng vội .Bởi vì có học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm,.Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ thất bại.Ngay từ khi các em mới làm quen với tiếng việt, giáo viên nên hướng dẫn các em tỉ mỉ về các quy tắc chính tả,quy tắc kết hợp từ tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.Trong quá trình giảng dạy, tôi luyện cho các em đọc đúng các đấu câu, đúng ngữ điệu, luyện đọc các phụ âm vần, thanh, phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc hoặc những lỗi do các em hay mắc phải để kịp thời sữa chữa, uốn nắn giúp cho các em viết đúng chính tả.Tôi luôn quan sát, kiểm tra, động viên, tuyên dương kịp thời Như ta đã từng nghe câu nói:”Ở đâu có thầy giỏi, ở đó có trò giỏi”.Vì vậy tôi cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề.Có nắm chắc kiến thức,tôi mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả. VI. Đề xuấtTổ chức thi luyện viết đẹp ở khối lớp và giáo viên toàn trường để khơi dậy tính thi đua trong việc viết đúng chính tả, viết đẹp.Giáo viên dạy đầu cấp cần quan tâm hơn đến việc học sinh viết đúng và đẹp.Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa 5Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả Một số công việc trên tôi đã làm và có kết quả. Tôi xin mạnh dạn trình bày để các đồng chí tham khảo và vận dụng trong quá trình công tác của mình để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả đạt kết quả tốt hơn.Cam Thành, ngày 22/3/2008 Người viết Lê Thị Thanh HoaGiáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa 6
Chọn Trường Đại Học Hàn Quốc Như Thế Nào Cho Đúng?
I. CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀN QUỐC THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Hiện tại Hàn Quốc có khoảng 229 trường đại học khác nhau, trong đó 50 trường đại học quốc gia, còn lại là các trường đại học tư thục (chưa tính số lượng trường cao đẳng). Các trường đại học của Hàn Quốc được phân bố đều các tỉnh, thành phố. Tại thủ đô Seoul có 43 trường và khu vực Gyeonggi-do (nằm giáp Seoul) với 36 Trường đại học. Khu vực Busan với 15 Trường đại học.
Hàn Quốc gồm có 2 dạng trường: Đại học quốc gia và Đại học tư thục. Về cơ bản cũng khá giống tại Việt Nam nhưng số lượng trường đại học tư thục chiếm đa số tại Hàn Quốc. Thường thì trường đại học quốc gia sẽ phân bố đều ở các tỉnh tại Hàn Quốc. Về chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất thì 2 loại trường trên sẽ không chênh lệch nhau quá nhiều và mỗi loại trường sẽ có ưu điểm, lợi thế và chi phí khác nhau.
BẢNG PHÂN BỐ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HÀN QUỐC THEO KHU VỰC
NÊN CHỌN TRƯỜNG Ở SEOUL HAY BUSAN HAY Ở CÁC TỈNH?
Mỗi khu vực dù ở Seoul, Busan hay ở tỉnh đều có rất nhiều trường tốt. và mỗi khu vực cũng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Nếu chọn trường ở Seoul thì bạn phải chấp nhận học phí và sinh hoạt phí cao hơn so với các khu vực khác, nhưng đổi lại bạn sẽ được học trong thành phố được đánh giá là “Thành phố năng động và nhộn nhịp nhất” tại Hàn Quốc.
BẢNG SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRƯỜNG SEOUL, BUSAN VÀ CÁC TỈNH
– Môi trường vô cùng năng động, nhộn nhịp
– Tập trung rất nhiều trường đại học hàng đầu
– Nhiều chương trình lễ hội, văn hoá, khu vui chơi, giải trí
– Giọng nói chuẩn
– Học phí, sinh hoạt phí thường rẻ hơn các trường Seoul
– Môi trường không quá đông
– Vẫn có nhiều trường để lựa chọn
– Nhiều chương trình lễ hội, văn hoá, khu vui chơi, giải trí (ở Busan)
– Giọng trong trường học chuẩn, vẫn nghe được giọng địa phương khi tiếp xúc môi trường bên ngoài và thuận lợi sau này làm việc
– Học phí và sinh hoạt phí cao
– Tỷ lệ cạnh tranh việc làm khi ra trường cao
– Có thể bất lợi khi khó nghe giọng nói các khu vực khác
– Ở các tỉnh có thể sẽ hơi thiếu năng động (trừ Busan)
– Có thể bị ảnh hưởng bởi giọng địa phương trong quá trình tiếp xúc với người dân.
*** Lời Khuyên Zila dành cho bạn là không nên quá đặt nặng vấn đề trường học ở khu vực nào mà hãy chọn trường phù hợp với điều kiện và định hướng của bản thân ***
II. NÊN CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HAY TƯ THỤC?
BẢNG SO SÁNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA VÀ TƯ THỤC TẠI HÀN QUỐC
Việc chọn trường đại học quốc gia hay tư thục tại Hàn Quốc đều không quá quan trọng. Mà quan trọng là bạn thấy mình có hợp với trường đó hay mình có đáp ứng đủ điều kiện nhập học của trường hay chưa. Hãy cố gắng xây dựng cho mình một bộ hồ sơ tốt, về cả điểm học tập hay năng lực bản thân. Điều đó đóng vai trò quyết định liệu bạn có khả năng nhập học vào ngôi trường mà bạn mong muốn hay không?
III. ĐẠI HỌC TOP 1% (VISA THẲNG) LÀ GÌ?
Trường Top 1% ưu tiên Hàn Quốc là danh sách các trường đại học Hàn Quốc được cơ quan thẩm định công bố hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi hơn khi sinh viên khi nộp hồ sơ theo học các trường này. Trường top 1% là các trường có tỷ lệ sinh viên quốc tế cư trú bất hợp pháp dưới 1% ở Hàn Quốc. Con số này nhằm công nhận các trường này quản lý du học sinh tốt hay không? Nhưng không phải là kết quả đánh giá chất lượng đào tạo của các trường.
– Giảm thiểu hồ sơ xin visa tại Việt Nam
– Có thể được visa thẳng nếu được visa code
– Thời gian có kết quả visa sẽ nhanh hơn tùy từng trường
– Các trường xét hồ sơ rất kỹ (do tỷ lệ cạnh tranh cao)
– Các sinh viên có ý định bỏ trốn sẽ chọn những trường này (đặc biệt khu vực phía Bắc)
– Tỷ lệ sinh viên bất hợp pháp ở các năm tiếp theo sẽ cao đột biến (nếu trường không quản lý tốt)
– Các sinh viên có ý định du học thật sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi ở lại học
– Tâm lý du học sinh ỷ lại, không tập trung học tiếng Hàn
– Việc xin giấy báo nhập học sẽ dễ hơn – Sinh viên học ở trường thường có ý định du học thật
– Tình hình du học sinh ở trường thường ít biến động
– Thủ tục xin visa sẽ bình thường, theo đúng quy định
– Không được giảm thiểu hồ sơ khi xin visa tại Việt Nam
– Xin visa code tại Hàn Quốc
– Số lượng du học sinh Việt Nam đăng ký ít
– Việc xét hồ sơ tại cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc sẽ khắt khe hơn
– Trường có tỷ lệ bất hợp pháp cao
IV. NÊN CHỌN TRƯỜNG NÀO KHI DU HỌC HÀN QUỐC?
Nếu muốn du học thì bắt buộc bạn phải có tài chính đủ để học trong 1 năm mà không bị áp lực về các khoản chi phí. Vì vậy, bạn và gia đình nên chuẩn bị từ 8.000 – 10.000 USD, như vậy bạn sẽ có đủ thời gian thích nghi và tập trung học tập. Vì trong thời gian 6 tháng đầu tiên, theo quy định của luật pháp Hàn Quốc là bạn chưa thể đi làm thêm. Nếu tài chính gia đình của bạn bị hạn chế thì không nên đăng ký vào những trường TOP đầu vì thường những trường này học phí rất cao. Và chi phí sinh hoạt nếu ở Seoul thì cũng lớn hơn đáng kể so với việc bạn sinh sống ở các thành phố khác.
Nếu bạn là một người có năng lực học tập tốt thì mới nên chọn trường Top đầu vì các trường Top đầu sẽ có tiêu chuẩn tuyển xét cao hơn nhiều so với các trường ở phía dưới. Không những vậy, vì mang danh là trường hàng đầu Hàn Quốc nên áp lực học tập ở đây sẽ khá khủng khiếp như các bạn thường thấy trong phim. Nếu bạn muốn giành học bổng thì phải vô cùng nỗ lực vì mỗi sinh viên trong các ngôi trường này đều cạnh tranh nhau rất gay gắt về việc này. Bởi lẽ học phí cao mà, nên ai cũng muốn có học bổng để giảm bớt gánh nặng về chi phí. Tóm lại những trường top đầu chỉ thật sự dành cho những bạn học giỏi, muốn thử sức bản thân và gia đình có điều kiện.
Không phải trường nào cũng có tất cả các chuyên ngành bạn muốn học, mỗi trường sẽ có hững chuyên ngành và thế mạnh riêng của họ. Nếu ngôi trường mà bạn đang theo học khóa tiếng không có chuyên ngành mà bạn yêu thích thì sau khi kết thúc năm học tiếng, bạn có thể chuyển trường.
Nếu bạn có người thân ruột thịt hay họ hàng (xa) đang sinh sống tại Hàn Quốc (cưới chồng/vợ Hàn Quốc, học tập, sinh sống,…) thì sẽ rất thuận lợi. Vì nếu được ở chung cùng với người thân của mình thì gần như bạn không phải tốn chi phí nhà ở – một loại chi phí đắt đỏ nhất ở xứ sở kim chi. Ngoài ra bạn cũng có thể tiết kiệm được tiền ăn uống,… mà còn được ở với người thân nữa, không sợ sẽ phải cô đơn một mình.
V. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀN QUỐC THEO CHUYÊN NGÀNH
Hiện Zila đang là đối tác liên kết và tuyển sinh cho gần 50 trường đại học Hàn Quốc tại Việt Nam
Đăng ký tư vấn để Zila hỗ trợ bạn lựa chọn trường phù hợp nhất.
Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học Hàn Quốc, Zila sẽ tư vấn mọi thông tin cần thiết về du học Hàn Quốc hoàn toàn MIỄN PHÍ, giúp học sinh và gia đình lựa chọn được trường học và khu vực phù hợp để có được cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất trước khi quyết định sang du học Hàn Quốc.
–
LIÊN HỆ NGAY
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA
☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM ☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)
☞ CN2: ZILA – Tầng 1, 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM ☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)
Email: contact@zila.com.vn Website: www.zila.com.vn Face: Du học Hàn Quốc Zila
Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Cv Như Thế Nào Cho Đúng Chuẩn? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!