Xu Hướng 12/2023 # Vợ Chồng Cãi Nhau Làm Sao Để Hòa Giải Và Hết Mâu Thuẫn? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vợ Chồng Cãi Nhau Làm Sao Để Hòa Giải Và Hết Mâu Thuẫn? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vợ chồng mâu thuẫn hay các cặp đôi cãi nhau khi yêu không phải chuyện hiếm. Tuy nhiên nếu không có cách giải quyết phù hợp, tình cảm sẽ dần bị rạn nứt. Trong bài viết sau, Alipas sẽ mách đến bạn 8 cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng và các cặp đôi.

1. Lắng nghe

Khi cãi nhau với bạn trai hay bạn đời, rất ít người chịu lắng nghe bởi lúc này mỗi người chỉ muốn nói thật to quan điểm của mình. Thế nhưng thật chất, hành động này chỉ khiến cho tình trạng mâu thuẫn thêm trầm trọng. 

Vậy thay thì tranh nhau nói, vì sao cả 2 không nên bỏ bớt “cái tôi” xuống và nhường nhịn nhau. Nhờ đó mà cả 2 sẽ thêm thấu hiểu đối phương và có thể dễ dàng bỏ đi mâu thuẫn. 

Người yêu, vợ chồng cãi nhau làm sao để hòa giải là thắc mắc của nhiều người

2. Đừng sỉ nhục người khác

Vợ chồng hay cãi nhau vẫn có thể giải quyết được với điều kiện là bạn không được dùng những từ ngữ lăng mạ đối phương. Không ít người có thói xấu là khi bực mình là tuôn ra hết những từ ngữ ghê gớm để kể xấu bạn đời. Mặc dù đối với bản thân bạn, bạn nghĩ đơn thuần chỉ là “xả” ra cho bỏ tức thế nhưng nó có thể làm làm tổn thương chàng và khiến người ấy thấy rằng bạn quá ghê gớm và nanh nọc.

3. Tìm xem nguyên nhân khiến bạn cãi nhau

Dù ai đúng ai sai thì cả 2 cũng nên bình tâm xem nguyên nhân khiến mâu thuẫn xảy ra là ở đâu. Sau khi tìm ra nguyên nhân, cả 2 bạn nên giải quyết dứt điểm. Đồng thời tuyệt đối không mang những lỗi lầm của lần trước ra nói cũng như đừng bao giờ để nó lại rồi tích tụ thành những nguyên nhân “chiến” cho những lần sau.

4. Bạn không phải lúc nào cũng đúng

Một trong những cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng hiệu quả nhất là bỏ qua suy nghĩ “tôi lúc nào cũng đúng”. Mặc dù bạn có thể chín chắn, thành công trong công việc nhưng cũng sẽ có một lúc nào đó bạn không kiểm soát được bản thân và gặp sai lầm. Do đó, bạn không thể lúc nào cũng bắt đối phương phải nghe theo ý kiến của mình. 

5. Lên chiến lược phù hợp

Để tránh tình trạng vợ chồng hay cãi nhau có thể trở nên tồi tệ hơn, bạn nên lên chiến lược riêng. Chiến lược này nên linh hoạt dựa tình trạng hiện tại. Ví dụ sẽ có lúc bạn cần nói trước và có khi nhường chàng nói trước, trong từng tình huống chọn lựa cách giải quyết phù hợp. Tuy nhiên điều quan trọng là 2 bạn cần giữ bình tĩnh để tránh để sự việc đi xa. Lúc này bạn có thể đi rửa mặt để hạ hỏa.

Khi cãi nhau với bạn trai hay chồng, bạn nên tìm cách giải quyết phù hợp thay vì cố chứng minh mình đúng

6. Tạm tránh đi chỗ khác

Nếu cảm thấy bản thân đang vô cùng nóng và nửa kia cũng vậy, nguy cơ sắp có một trận khẩu chiến có thể làm tổn thương nhau, tốt nhất bạn nên tránh đi chỗ khác. Theo đó, bạn có thể vào phòng tắm rửa mặt, đi mua sắm hoặc làm bất cứ việc gì để tránh gặp đối phương trong lúc nóng giận. Sau khi đã hạ hỏa, bạn có thể tìm phương án để giải quyết. 

7. Hãy cảm ơn

Cãi nhau khi yêu mặc dù rất khó chịu, thế nhưng sau khi mâu thuẫn đã được giải quyết, bạn đừng quên cảm ơn nửa kia đã chịu khó nói chuyện một cách cởi mở và chân thành với mình. 

Nhiều người cho rằng vợ chồng hay người yêu thì không cần như vậy. Thế nhưng trong mọi trường hợp, nên lịch sự và nhẹ nhàng, “vợ chồng coi nhau như khách” nên việc cảm ơn và xin lỗi bạn đời là bình thường, không có gì phải ngại ngùng cả.

8. Hãy hứa

Nếu bạn sai, đừng ngần ngại xin lỗi và hứa sẽ không tái phạm nữa. Hãy có gắng thực hiện lời hứa cho mình, nó sẽ khiến cho cả hai tránh được những lần cãi vã sau. Luôn nhắc nhở bản thân bình tĩnh để không bao giờ phải khẩu chiến với nửa kia khiến cho cuộc sống gia đình căng thẳng và mệt mỏi.

Có rất nhiều cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng hay người yêu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bản thân bạn cần phải giữ bình tĩnh, tránh việc quá nổi nóng hay lăng mạ đối phương vì điều này có thể khiến mọi chuyện đi xa hơn. Thậm chí gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Làm Sao Khi Vợ Chồng Thường Xuyên Mâu Thuẫn, Cãi Nhau?

Vợ chồng em lấy nhau được 5 năm. Chồng em thì thuộc dạng vô tâm vô tính nên em rất buồn. Hồi trước yêu nhau cũng không đến nỗi nào, anh rất quan tâm rất chu đáo nhưng những năm gần đây chúng em thường xuyên có những mâu thuẫn, cãi nhau không đáng có.

Chồng em chả bao giờ chia sẻ chuyện gì, vui buồn anh đều không nói, lúc vợ hỏi thì cáu loạn lên. Chả bao giờ mua được cho vợ bông hoa hay món quà gì vào ngày lễ ngày tết. Anh đi tiếp khách về muộn cũng không nói trước một câu, làm em đợi cơm đến tận nửa đêm. Đi đâu về đâu cũng chả bảo vợ lấy một tiếng đôi lúc người khác hỏi chồng đi đâu em cũng chẳng biết mà trả lời. Việc nhà con cái chả bao giờ đỡ đần được gì, anh kêu mệt, kêu bận.

Ngày nào hai vợ chồng đi làm về cũng cãi nhau, ngủ còn quay lưng lại với nhau. Mà toàn cãi nhau những chuyện không đâu rồi chiến tranh lạnh đến cả tuần. Thực sự cứ ngày nào như thế này em cũng rất mệt mỏi. Có phải lấy nhau về anh không còn tình cảm với em nữa không? Em phải làm sao bây giờ? Hay là chia tay để giải thoát cho cả hai?

Mâu thuẫn của các cặp vợ chồng trẻ là những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hôn nhân. Có những cặp vợ chồng thường xuyên cãi vã nhau, không quan tâm đến nhau nhưng thực tâm họ vẫn rất yêu nhau và họ quan tâm tới người khác theo cách của họ. Không nhất thiết lúc nào cũng phải yêu thương, đầm ấm mới là hạnh phúc bởi lẽ nếu như có mâu thuẫn phát sinh, họ thường rất khó để biết cách giải quyết và chấp nhận nên thường dẫn tới chia tay. Nếu như việc cãi nhau mà bạn có thể nhận ra quan điểm sống mỗi người, biết cách dung hòa nó cũng như tự biết mình sai, mình có lỗi ở đâu để sửa thì đó là một việc rất tốt.

Vì thế nên mới nói, không phải cứ hay tranh cãi là bất đồng, là mâu thuẫn không giải quyết, không chung sống với nhau được. Quan trọng là cách bạn giải quyết mâu thuẫn và tiếp thu những gì từ những mâu thuẫn đó đem lại.

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 19006172

Bạn nên học cách khéo léo quan tâm anh ấy, nếu như muốn anh ấy giúp đỡ việc nhà, đừng nói chuyện như ra lệnh. Có thể bảo anh ấy giúp bạn vì bạn đang bận gì đó. Hoặc bạn hãy chủ động gọi điện thoại xem anh ấy có về ăn cơm không vì bạn chuẩn bị nấu món anh ấy thích. Đừng nên thụ động chờ những động thái từ phía anh ấy mà bản thân bạn phải mở lòng trước đã.

Bạn nên nhớ rằng nhiều khi cãi nhau cũng không thể giải quyết được vấn đề, mà việc con cái chứng kiến cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển của con. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân chính dẫn đến việc tình cảm rạn nứt, ngoại tình, ly hôn.

Cập nhật : bởi

Vợ Chồng Hay Cãi Nhau Phải Làm Sao?

Vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao? Những câu chuyện cụ thể và tư vấn từ các chuyên gia giúp bạn giải quyết tốt những chuyện cụ thể của gia đình mình. Để cuộc sống vợ chồng bạn luôn tươi mới, hạnh phúc.

– Đang cãi nhau nảy lửa, nghe chồng buông câu “Mày im đi”, Mai sững người. Đó là lần đầu tiên cô bị chồng gọi như thế. Còn giờ, chính cô thản nhiên xưng “tao” mỗi lần hai người cãi cọ.

Cô thợ cắt tóc 25 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội kể, chồng cô bình thường vốn rất yêu, chiều vợ, toàn gọi vợ bằng những cái tên trìu mến như “cún ơi”, hay “vợ yêu”… Nhưng đó là chuyện một năm đầu tiên cưới. Còn sau đó, mỗi lần nổi điên lên vì ghen, nhất là có tí men trong người là anh ta sẵn sàng xả ra những tràng như “con kia”, “mày”… Ban đầu, Mai cảm thấy rất sốc nhưng sau đó, cô cũng chuyển sang cùn, xưng “mày – tao” với chồng.

“Lần đầu tiên thì thấy ngượng mồm, cảm giác bẽ bàng lắm. Nhưng sau thành quen, giờ cứ hễ vợ chồng cãi nhau là cứ tự nhiên văng ra thế. Cảm giác hai đứa chẳng còn chút tôn trọng nào với nhau nữa”, Mai bộc bạch.

Chị Tuyến (Hà Đông, Hà Nội) vẫn nhớ mãi trận cãi vã với chồng cách đây mấy tuần. Vợ chồng chị cưới nhau được hơn 3 năm. Bình thường, hai người thường xưng hô rất tình cảm là “anh”, “em” hay gọi nhau “chồng ơi”, “vợ ơi”. Vốn tính yếu đuối, thường cứ to tiếng với nhau được một lúc, Tuyến đã nước mắt ngắn, nước mắt dài nên ông xã cũng chẳng to tiếng được nữa.Thế nhưng, hôm vừa rồi, hai vợ chồng bàn nhau chuyện cho con về quê chơi với ông bà nội dài ngày, Tuyến đề xuất cho con về cả quê ngoại thì bị chồng gạt đi. Tranh luận một hồi, chồng Tuyến bỗng chuyển sang giọng gay gắt, buông lời đụng chạm tới bố mẹ vợ.

Cảm thấy bị xúc phạm, Tuyến không khóc như mọi lần mà đanh mặt nhìn thẳng chồng thách thức: “Anh vừa nói gì? Anh nói lại tôi nghe xem nào”. Lúc này, anh chồng cũng đã bốc hỏa lên đầu, xưng ngay “tôi” “cô” và cuộc cãi vã kết thúc bằng việc chồng Tuyến phóng xe ra đường còn cô thì ôm mặt khóc. Chưa hết, hai người còn chiến tranh lạnh hằng tuần sau đó.

“Nghe tiếng ‘cô – tôi’ thấy sao mà lạnh lẽo, xa cách thế. Khi ấy, mình cảm giác hai vợ chồng như hai kẻ thù địch với nhau ấy.”, chị Tuyến tâm sự.

Ngược lại với những trường hợp trên, vợ chồng anh Hòa, chị Phúc (Tây Hồ, Hà Nội) lúc bình thường thì toàn gọi tên, hay xưng “cậu – tớ”, “ấy ơi”, thậm chí vợ còn gọi chồng “ê cu”, còn chồng bảo vợ là “mẹ sề” vì hai người bằng tuổi nhau. Còn những khi vợ thấy chồng gọi “em ơi, anh bảo này” hay chồng nghe vợ thủ thỉ “em muốn nói chuyện” là cả hai biết chắc sắp có cãi nhau to.

Theo chuyên gia tâm lý Hà Khanh, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng, cho dù cãi nhau vì bất cứ lý do gì và ai đúng, ai sai thì vợ chồng tuyệt đối không bao giờ nên xưng hô “mày – tao” với nhau. Điều này làm cả hai cảm thấy mình không được tôn trọng, yêu thương và càng đẩy mâu thuẫn lên cao.

“Lời đã nói ra không thể lấy lại được” nên dù sau đó, hai người có cố gắng thế nào cũng khó xóa mờ sự tổn thương do câu xưng hô kia gây ra. Ngoài ra, thường khi đã có thể nói một lần, hai lần… người ta dễ thành thói quen và cứ như vậy sẽ khiến vợ chồng trở nên coi thường nhau thực sự. Đây là một tấm gương xấu cho con cái mà không lời răn dạy nào có thể sửa chữa được.

Cách xưng hô “tôi – cô” cũng khiến cả hai cảm thấy xa lạ với nhau. Thường, người ta vẫn lý luận rằng, khi đã bực tức khi sao có thể nói năng ngọt ngào với nhau. Nhưng thực tế, trong cuộc sống vợ chồng, cãi cọ cũng cần có nghệ thuật. Nhiều cuộc đôi co kết thúc, người trong cuộc cảm thấy ức chế, thậm chí còn mang cảm giác bực bội, thù ghét bạn đời. Nhưng nếu biết cách, nhiều khi tranh cãi xong, vợ chồng lại hiểu nhau hơn, đồng thời giải quyết được vấn đề khúc mắc và cùng nhau rút kinh nghiệm trong cuộc sống chung.

Vợ chồng chị Thanh (35 tuổi) ở Mỹ Đình, Hà Nội đã lấy nhau hơn 10 năm nhưng hầu như rất ít cãi nhau, nếu có giận dỗi cũng chưa hết ngày đã làm hòa. Và một nguyên tắc mà vợ chồng chị luôn tuân thủ là: dù có bực bội đến đâu cũng vẫn phải xưng “anh”, “em” với nhau.

Thật ra, như lời chị Thanh kể, hồi mới cưới, có lần vợ chồng bực nhau, chị tức không chịu nổi đã lớn tiếng xưng “tôi” với chồng. Lúc đó, anh nghiêm mặt lại và bảo: “Em này, em đừng xưng hô như thế với anh, nghe chướng lắm. Nếu anh cũng nói vậy, em có buồn không?”. Lúc này, chị cũng thấy ngượng nhưng còn cố chống chế: “Nhưng mà không xưng thế thì cãi nhau thế nào được”. Anh lại ôn tồn: “Thế thì thôi, chúng mình đừng cãi nữa”.

“Sau lần ấy, mình cảm thấy yêu và phục chồng mình lắm. Từ đó về sau, mình không bao giờ xưng hô như thế mỗi lần bực tức nữa”, chị Thanh bày tỏ.

Vợ chồng chị Hà lại có cách đặc biệt hơn. Chị vốn nóng tính nên những lúc bực bội, chị không kiềm chế được mà sẵn sàng xả một tràng “tôi tôi – anh anh” hoặc “ông – tôi” với chồng. Có lần, chị đang nói thì anh nhăn mặt bảo: “Thôi, em thua rồi chị ơi, chị đừng nóng nữa, em sợ lắm” khiến chị phì cười. Thật ra, vợ chồng chị bằng tuổi nhau nhưng so tháng thì chị sinh trước anh. Hồi mới quen nhau, chị toàn bắt anh gọi mình là chị. Câu nói của anh gợi cho chị nhớ lại những kỷ niệm đẹp ban đầu nên cục tức cũng bay đi đâu.

“Tất nhiên, sau đó, hai vợ chồng vẫn phải ngồi nói chuyện thẳng thắn với nhau để tìm hướng giải quyết vấn đề. Nhưng nhìn bộ mặt buồn so và nghe cách xưng hô hài hước của ông xã là mình không thể cáu được nữa và hai vợ chồng cũng bình tĩnh hơn nên dễ thông cảm với nhau. “, chị Hà nói.

Theo nhà tâm lý, khi mâu thuẫn với nhau, vợ chồng vẫn cần kiềm chế cái tôi, biết lắng nghe “nửa kia” nói và diễn đạt ý của mình một cách rõ ràng, tế nhị… Như vậy mới tránh gây sứt mẻ trong quan hệ vợ chồng sau mỗi lần xung đột. Và một nguyên tắc đầu tiên để tránh điều này chính là thể hiện sự tôn trọng nhau trong cách xưng hô.

Hỏi: Những chuyện lớn trong nhà, đã qua 5 năm chung sống chúng tôi đều khá thuận lòng nhưng có một chuyện khiến tôi khá phiền, ấy là chúng tôi thường xuyên cãi nhau vì những điều vụn vặt. Có khi chỉ vì tôi chải đầu mà vội đi làm không vơ tóc rụng, có lúc tại anh về nhà cứ cắm đầu vào điện thoại không chơi với con hoặc do tôi không đeo khẩu trang cho con khi chở con đi chơi….

Tất nhiên, nói qua nói lại vài câu rồi thì cũng thôi, chuyện không đến mức căng thẳng quá, nhưng tôi thấy chồng mình nhỏ nhặt; còn chồng tôi, chắc anh ấy cũng có suy nghĩ không hay về vợ mình.

Có lúc, cả nhà đang vui vẻ, chỉ vì những điều nho nhỏ ấy mà mất vui. Sự cố thì chẳng đủ lớn để vợ chồng phải ngồi nói chuyện với nhau nghiêm túc cho thêm phần nặng nề, nhưng thực sự là tôi bị ám ảnh rất nhiều, có chút khó chịu, có chút chán chồng.

Tôi đã từng thử nhịn những lúc chồng nói nhưng tôi thấy rất ấm ức trong lòng và nghĩ sao chồng để ý thế. Thật ra, đôi lúc nói chồng chuyện này chuyện nọ, tôi cũng tự xỉ vả mình sao không uốn lưỡi 7 lần rồi hãy nói, có phải đỡ cãi nhau không?

Chuyện cứ tưởng chẳng có gì nhưng gần đây, tôi cảm thấy như nó làm tôi bớt phần yêu chồng đi, chồng tôi hình như cũng bớt phần yêu vợ. Phải làm sao để vợ chồng tôi không còn “vặc” nhau vì mấy cái chuyện nhỏ như con thỏ này nữa bây giờ?

Vợ chồng tôi hay cãi nhau vì những chuyện nhỏ như con thỏ

Những chuyện nho nhỏ, vụn vặt mà chị nói đến có thật là những “chuyện nhỏ” không? Một khi chúng khiến vợ chồng mất vui, khiến chị ám ảnh, khó chịu, khiến hai người bớt yêu nhau đi, chuyện nhỏ đã thành… chuyện lớn.

Những mâu thuẫn, vướng mắc hàng ngày, nếu không được trao đổi, giải quyết, sẽ tích tụ lại, lớn dần lên, gây ức chế và bào mòn tình cảm vợ chồng. Bởi vậy, điều đầu tiên vợ chồng chị cần làm là xem xét vấn đề một cách nghiêm túc để trao đổi cùng nhau, thay vì lờ đi hoặc nhẫn nhịn.

Làm sao để vợ chồng có thể trao đổi về tật xấu, bất đồng mà không tạo không khí căng thẳng, nặng nề? Hãy bắt đầu câu nói của mình bằng thông điệp ngôi thứ nhất thay vì ngôi thứ hai. Chẳng hạn, thay vì nói “Anh là đàn ông kiểu gì mà kỹ tính như đàn bà”, chị hãy nhẹ nhàng bày tỏ cảm xúc của mình: “Nhiều khi, em cảm thấy mất hết cả hứng khi anh bắt lỗi em trước mọi người.” Cách nói này sẽ khiến cả hai bên hiểu nhau mà không mang tính khiêu chiến, đổ lỗi.

Nếu kỹ tính là một phần tính cách của chồng chị, không thể thay đổi dù anh cố gắng nhiều lần thì chị có thể học cách chấp nhận, sống chung với nó. Một mặt, đừng để việc bắt lỗi của anh ấy làm chị mất vui, mặt khác hãy coi đây là cơ hội để chị rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo, một điều cũng rất cần thiết cho cuộc sống gia đình.

Sự khác nhau về nền tảng văn hóa, giáo dục sẽ dẫn đến thái độ tiếp cận với chuyện tiền bạc ở mỗi người khác nhau. Bạn phải thừa nhận rằng, dù là chồng hay vợ, dù kiếm được nhiều hay ít tiền, bạn cần có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính và hiểu được vị trí, trách nhiệm của bạn đời về chuyện tiền bạc. Biết cách quản lý tài chính sẽ giúp các bạn không bị stress sau khi kết hôn.

Trên nền tảng của sự hiểu biết đó, các bạn sẽ xác định được mục tiêu và cách thức dùng tiền trong cuộc sống chung sắp tới. Bạn phải nói rõ ngay từ đầu với người bạn đời của mình, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu trong mỗi tháng và bạn hy vọng hai người sẽ để dành được tiền để chuẩn bị cho những kế hoạch gì. Và số tiền tiết kiệm này sẽ được tính tỷ lệ với thu nhập của hai người.

“Hồi giữa năm, chúng tôi dự định sẽ mua ti vi màn hình phẳng vào cuối năm, khi có thưởng Tết, thế nhưng mới tháng bảy, anh ấy đùng đùng đòi mua ti vi vì thấy những chương trình giảm giá hấp dẫn”, chị Liên, nhân viên một công ty chứng khoán kể. “Chúng tôi cãi nhau. Tôi cảm thấy rất khó chịu vì những kế hoạch đã định ra vào tháng tám, tháng chín sẽ bị phá hỏng”.

“Tôi kiếm được nhiều tiền hơn anh ấy và hai vợ chồng tôi góp chung thu nhập. Thời gian này anh ấy nghỉ ở nhà chờ việc mới nên không có lương. Hôm qua anh ấy mới rút năm triệu cho thằng bạn vay. Còn tháng trước, anh ấy lấy tiền đi đổi điện thoại. Điều tôi khó chịu nhất là anh ấy làm những việc đó một cách ngẫu hứng, không thèm bàn trước với tôi”, chị Ngọc, nhân viên kinh doanh một công ty địa ốc chia sẻ.

Để tránh những khúc mắc “Tại sao tiền chỉ còn từng này?” vào cuối tháng, nhiều đôi đã chọn giải pháp ghi chép mọi khoản chi tiêu, để từ đó cân bằng thu – chi. Bạn đừng nghĩ việc này sẽ làm “khô” quan hệ giữa hai người. Nếu chi tiêu không hợp lý, chi lạm sang cả tiền tiết kiệm, chiến tranh giữa hai người còn khó chịu hơn.

Cái gì của tôi là của tôi, cái gì của anh là của tôi!

Mình dùng quỹ chung, hay mỗi người có quỹ riêng? Mình gửi tiền vào ngân hàng hay giữ tiền mặt? Mình chia nhau những khoản chi phí cho cuộc sống chung thế nào?… Chỉ có thể có được câu trả lời cho những câu hỏi này khi hai bạn cùng nhau “đàm phán”.

Trong trường hợp gia đình bạn thuộc kiểu, quỹ anh, quỹ em, quỹ chúng ta, việc đóng góp nên tính toán để người “mạnh” dìu người “yếu”. Trên thực tế, có nhiều cặp không thích việc cứ kiếm được bao nhiêu tiền đều đưa vào quỹ chung. Vậy nên, hai bạn cần xác định rõ hàng tháng mỗi người sẽ phải bỏ vào quỹ chung bao nhiêu, và trách nhiệm tiền bạc của mỗi người trong những khoản chi tiêu của gia đình.

Nếu bạn muốn có quỹ riêng, hãy cho người bạn đời được biết. Việc có quỹ riêng không nằm trong phạm trù đúng – sai vì đó là tiền bạn kiếm được và bạn có quyền làm những gì bạn thích. Nhưng đã sống chung, mọi thứ cần được công khai và thống nhất để tránh hiểu nhầm.

Hãy cho bạn đời biết, bạn sẽ chịu trách nhiệm chi trả những khoản nào và hãy chia một cách công bằng. Nhưng công bằng ở đây là nếu thu nhập của bạn gấp đôi bạn đời thì bạn cũng sẵn lòng đóng góp vào việc chi tiêu gấp đôi. Tuy nhiên, những “thương thảo” trên cần được xem xét lại khi các bạn có em bé. Nhưng hãy chắc chắn là các bạn có đủ tiềm lực kinh tế cho chuyến đi hạnh phúc này!

Không nên lầm tưởng rằng một cuộc hôn nhân mỹ mãn tức là vợ chồng không bao giờ cãi nhau.

Trên thực tế, cãi nhau cũng cần phải có học vấn, hãy cũng khám phá điều bí mật đó. Vợ chồng không chỉ khác nhau về giới tính mà còn có những điểm khác biệt về tính cách, quan niệm và thói quen. Khi yêu mỗi người đều có cơ hội để che giấu những điểm khác biệt đó; thế nhưng khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, sớm tối bên nhau, thường xuyên va chạm thì dù ít dù nhiều cũng không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn, bất đồng. Đó là điều hết sức bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên, cũng không nên cho rằng có mâu thuẫn tức là hai người không hợp nhau. Trên thực tế, đôi bên nên nhìn nhận việc tranh cãi từ góc độ tích cực. Những người “biết” cãi nhau (tức hiểu rõ nguyên tắc khi cãi nhau) thì tình cảm giữa hai người sẽ ngày càng tốt đẹp mà số lần cãi nhau sẽ càng ngày càng ít. 1. Tranh cãi là vấn đề “góc độ”, “quan điểm” chứ không phải vấn đề “đúng sai”.

Trên thực tế không có bất cứ một đáp án cố định nào cho những vấn đề tranh cãi hay bất hoà trong gia đình bởi trong mỗi cuộc tranh cãi đều thuần tuý là vấn đề quan điểm chứ không phải vấn đề đúng sai. Những người biết cãi nhau là những người cố gắng lĩnh hội ý kiến thực sự của đối phương hoặc đi so sánh sự khác biệt về quan điểm của hai người. Ngược lại những người không biết cãi nhau sẽ lại cực lực tìm cách bác bỏ ý kiến của đối phương để chứng minh rằng mình đúng khiến cho đôi bên đều chịu thua thiệt.

2. Vợ chồng cãi nhau nên nói đến cái tình chứ đừng nói lý

Thông thường đặc trưng của tranh cãi là cãi lý vì thế khi cãi nhau đôi bên thường có tâm lý ra sức tìm ra lỗi về ngôn ngữ và logic của đối phương, và chỉ chăm chăm nhằm vào những lỗi đó khiến đối phương không thể nào chống đỡ nổi. Thế nhưng cãi lý sẽ làm tổn thương đến tình cảm. Vì thế khi cãi nhau, vợ chồng nên xử sự sao cho có tình, điều này còn mang tính xây dựng hơn nhiều so với việc áp dụng phương pháp phân tích và biện luận trong khi tranh cãi.

3. Không bao giờ cãi nhau trước mặt người thứ 3

Những người biết tranh cãi là những người chỉ muốn hai vợ chồng đối mặt cùng nhau giải quyết xung đột, không thích tranh cãi trước mặt bố mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp.

Vợ chồng cãi nhau dù ai thắng ai thua thì trên thực tế cũng không có khái niệm người thắng cuộc mà cả hai đều là kẻ bại trận. Nếu bất đắc dĩ phải cãi nhau thì cũng chỉ nên dừng ở một điểm nào đó, đừng bao giờ cố gắng để thắng trong trận “đấu khẩu” này.

Theo kết quả nghiên cứu của Abused Wives (chuyên gia người Mỹ) về phụ nữ bị ngược đãi thì đặc trưng chung của những người phụ nữ hay bị chồng đánh là họ luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến bằng miệng với các đức ông chồng. Các ông chồng không thể giành chiến thắng về mặt ngôn ngữ đành phải dùng nắm đấm để đòi lại.

Người biết cãi nhau là người luôn biết chừa đường rút cho đối phương trong khi người không biết cãi nhau lại luôn muốn ép đối phương đến đường cùng.

4. Nói rõ chân tướng sự việc, không làm mình làm mẩy thái quá

Cãi nhau bao giờ cũng có nguyên nhân. Người biết cãi nhau sẽ tập trung vào việc nói rõ sự việc để giúp đối phương hiểu rõ được tình hình và mong muốn của mình. Ngược lại, người không biết cãi nhau lại thích làm mình làm mẩy một cách thái quá để thể hiện rằng mình đang tức giận vì thế họ thường dùng những hình dung từ cực đoan, quá trớn để chọc giận đối phương.

5. Dũng cảm nhận sai trước

Cãi nhau là mâu thuẫn do bất đồng quan điểm vì thế những người chín chắn sẽ luôn tìm mọi cách để tránh cãi nhau. Phương pháp tốt nhất để không xảy ra những trận đấu khẩu chính là thừa nhận ý kiến của đối phương, cho rằng ý kiến của đối phương tốt hơn của mình. Để có thể làm được điều này bạn cần phải có đủ sự tự tin, phải là người chín chắn mới làm được, điều này rất đáng được mọi người học tập.

Làm Thế Nào Để Tránh Mâu Thuẫn Phát Sinh Từ Việc Vợ Chồng Khắc Khẩu?

Trên thực tế, việc nhiều cặp vợ chồng khắc khẩu là chuyện khó tránh khỏi, tuy nhiên rất khó để lý giải nguyên nhân khiến họ không thể nói chuyện được với nhau một cách ân cần và tử tế. Đặc biệt, có khá nhiều cặp vợ chồng cãi vã cả ngày và thậm chí đánh nhau chỉ vì những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Những biểu hiện của việc đổ vỡ trong hôn nhân

Có hai biểu hiện thường thấy nhất thể hiện sự trục trặc trong hôn nhân khiến những cặp vợ chồng dễ ly hôn, đầu tiên là việc các cặp vợ chồng khắc khẩu với nhau cả ngày và thứ hai là việc vợ chồng cả đời không cãi vã, xung khắc.

Chúng ta có thể thấy rất rõ sự nguy hiểm của việc vợ chồng cãi nhau suốt ngày, những cặp vợ chồng này thường hành xử và đối thoại không đúng mực, họ dùng những lời lẽ làm tổn thương đến đối phương, khiến cuộc sống hôn nhân bắt đầu đổ vỡ.

Bên cạnh đó, những cặp vợ chồng không chia sẻ, trao đổi hay thậm chí không cãi nhau cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rạn nứt. Đó có thể là họ đã tích tụ những ấm ức, khó chịu ở trong lòng nhiều đến mức không thể nói bằng lời, hay thậm chí chính sự kiêu hãnh cũng khiến cho những cặp vợ chồng này không mở lời.

Những lí do khiến vợ chồng khắc khẩu 

Có nhiều lý do dẫn đến sự khắc khẩu giữa vợ chồng, phổ biến nhất là nằm ở việc khác nhau trong lối sống, sở thích và đặc biệt là quan điểm sống. Nếu ngay từ đầu chúng ta chọn một người có sở thích, lối sống đối lập, thì chúng ta phải chấp nhận sẽ xảy ra một số mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân sau này.

Yêu và cưới luôn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có những điều khi yêu sẽ không được bộc lộ ra. Ví dụ, người chồng từ lúc yêu nhau đã là một người rượu chè bê tha nhưng anh ta luôn ở trong tình trạng tỉnh táo khi gặp vợ mình. Người vợ lúc đó nghĩ rằng mình có thể chịu đựng được, đơn giản vì cô không hình dung được cuộc sống sau này khi phải ở chung với một người nát rượu.

Hay như trường hợp người phụ nữ gọn gàng đến mức cái cốc phải để chỗ này cái khăn phải để chỗ kia, cả ngày người ta chỉ lau chùi quét dọn mà gặp một người đàn ông nghĩ rằng cái việc mà bừa bộn là việc rất là nhỏ thì họ sẽ cảm thấy đối phương quá quắt, khó chịu, bé xé ra to. Cuối cùng, khi hai người đã suy nghĩ và hành động theo hai chiều hướng khác biệt thì việc vợ chồng khắc khẩu là điều không thể tránh khỏi.

Bà Minh Phượng, Bắc Ninh trải lòng về những khó khăn của cuộc sống gia đình, “Chính gia đình nhà tôi là một gia đình như vậy. Chỉ cần câu trước câu sau là đã bắt đầu nổi khùng với nhau rồi, mà chả bao giờ đồng ý với nhau về một vấn đề gì cả… Đừng chỉ nói các cặp vợ chồng trẻ mà chúng tôi bây giờ “hai thứ tóc” trên đầu rồi mà khắc khẩu”.

Bà Phương Ngọc, Hải Dương nghĩ rằng vợ chồng khắc khẩu là chuyện rất bình thường và gia đình nào cũng có.

Ông Thế Anh, Hà Nội chia sẻ về quan điểm của mình, “Vợ chồng khắc khẩu đôi khi nó xuất phát từ cái tôi quá lớn. Ví dụ như hai người cùng sống với nhau, nhưng không ai tôn trọng ai… sẽ dẫn đến chuyện xung đột với nhau về quan điểm và nhận thức, ở đây chính là vấn đề thiếu sự thấu cảm. Đôi khi người chồng, người vợ không lắng nghe đối phương mà chỉ cho rằng mình đúng, dẫn đến những tranh luận không có hồi kết”.

Tranh luận đôi khi là gia vị nêm nếm cho gia đình vui vẻ hơn, thế nhưng, nếu nêm nếm quá tay thì sẽ dẫn tới những hậu quả không đáng có.

Khi đã yêu là chúng ta phải yêu cả mặt xấu và mặt tốt của người kia, và đừng bao giờ bắt người kia thay đổi theo ý mình. Có những điều có thể du di như sở thích hoặc thói quen, nhưng riêng giá trị sống, quan điểm sống là thứ mà chúng ta nên chọn lựa ngay từ đầu để đỡ dẫn đến khắc khẩu.

Những hệ luỵ từ việc vợ chồng khắc khẩu

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy việc kiềm chế bản thân khi mà cuộc đấu khẩu diễn ra rất căng thẳng là điều rất khó. Chúng ta thường dùng những lời lẽ làm tổn thương đến đối phương như “anh chẳng biết gì hết” hay “cô chả biết gì cả”. Điều này đối với người ngoài có vẻ như vô hại nhưng người trong cuộc lại cảm thấy bị xúc phạm. Khi cãi nhau, người ta thường mạt sát, hạ thấp giá trị của nhau, điều đó dễ khiến con người tích tụ cáu giận và dẫn đến quyết định bốc đồng.

Có những người có tính hiếu thắng rất cao. Nếu như gặp phải đối tác nhường nhịn và cái tôi không cao thì mọi chuyện đều có thể giải quyết. Nếu như hai người bản tính trời sinh đã hiếu thắng thì việc nhường nhịn nhau là điều không thể. Hiển nhiên, lý thuyết và thực hành là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nhiều người cho rằng việc cãi nhau sẽ làm cho vợ chồng hiểu nhau hơn và điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Nhiều cặp vợ chồng cãi nhau quá “hăng” đã dẫn đến những hệ lụy đáng buồn, cụ thể như câu chuyện của chị Hoàng Liên (26 tuổi) hiện đang là nhân viên kế toán và anh Phan Hùng (30 tuổi) hiện đang là kỹ sư xây dựng.

Anh chị Hùng – Liên đã lấy nhau được hai năm nhưng cả hai vốn thường xuyên khắc khẩu. Anh chị có kiểu sống khác nhau nên nhiều lúc hai người không chịu được nhau. Ví dụ, Liên chê chồng đã không biết gì còn hay thích nói còn Hùng thì chê vợ biết toàn “tin vịt” mà cũng đi buôn. Thế là cứ cái gì anh nói chị cũng bảo anh nói khoác, cái gì chị kể anh cũng vặn vẹo lại chị. Trong một lần bạn bè gặp nhau nói chuyện, khi anh Hùng đang luyên thuyên về việc ô tô này, ô tô kia có gì khác nhau, tính năng thế nào, anh đã thử đi loại xe nào thì chị Liên lại bảo: “Anh ấy bốc phét, đã bao giờ biết đi xe” khiến anh Hùng quê độ ngồi im bặt. Cứ như thế, không biết từ khi nào, cả hai bắt đầu “mày-tao” với nhau, cấp độ cứ tăng dần cho đến khi chị Liên không chịu nổi nữa, dẫn đến việc viết đơn ly dị chấp nhận ly hôn.

Trong đời sống vợ chồng không tránh khỏi những lúc xảy ra cãi vã, xích mích. Tuy nhiên, nếu chúng ta dửng dưng và không tìm cách giải quyết thấu đáo thì có thể để lại những hậu quả đáng tiếc như câu chuyện phía trên. Người vợ nên tránh những lời nói khó nghe, có tính hạ bệ chồng. Đàn ông bị hạ bệ trong lúc cãi nhau khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, làm cho người đàn ông tự ái và mặc cảm. Ngược lại, trong những tình huống “nước sôi lửa bỏng”, người chồng cần phải thay đổi nhận thức, dừng cuộc đối đầu lại. Người vợ lúc đó sẽ vừa cảm thấy biết ơn, vừa cảm thấy có lỗi với chồng.

Tranh cãi trong đời sống vợ chồng giống như gia vị của cuộc sống hôn nhân. Nó cũng thú vị và sau mỗi lần làm lành, chúng ta yêu nhau nhiều hơn, tuy nhiên tranh cãi phải luôn có điểm dừng, còn nếu quá đà thì thực sự giống như là một nồi cơm đang nấu, quá nhiều lửa sẽ khiến cơm bị khê.

Những giải pháp để khắc phục việc khắc khẩu giữa vợ chồng

Bà Ngọc Lan, Tuyên Quang chia sẻ về gia đình mình rằng gia đình bà thường không giận nhau được lâu vì vợ chồng hiểu tính nết nhau và thường nhường nhịn nhau.

Trong gia đình ông khi vợ chồng “nóng” lên sẽ đấu khẩu với nhau, nhưng nếu mỗi người lùi lại một chút thì sẽ êm ấm như lúc ban đầu.Cần một người tiến một người lùi, một người hơn một người kém chứ hai vợ chồng không cần phải hơn thua nhau.

Ông Lê Việt, Hà Nam chia sẻ thêm một bí quyết nữa để tránh khỏi việc tranh cãi đi quá xa là nên im lặng, đợi đến lúc hai bên cùng lấy lại được bình tĩnh, ngồi nói chuyện với nhau và cùng phân tích kỹ sự việc.

Có thể thấy, trong cuộc sống gia đình hay ở bất cứ đâu, khi chúng ta thật sự yêu nhau thì chúng ta sẽ tìm ra cách để tiến đến gần nhau hơn./.

Phải Làm Gì Khi Vợ Chồng Hay Cãi Nhau

Thưa chuyên gia tâm lý, em có một vấn đề trong cuộc sống hôn nhân gia đình mong được chuyên gia tâm lý tư vấn giúp cho em. Hiện em đang có bầu đã tới tháng thứ 8 nhưng vợ chồng hay cãi nhau, không gắn bó được tình cảm mặc dù cả hai người cũng đã rất cố gắng và mọi người xung quanh cũng giúp đỡ rất là nhiều nhưng chúng em vẫn thường xuyên cãi nhau, không thể có được một cuộc sống hôn nhân như mong muốn. Em rất muốn nhờ chuyên gia tâm lý tư vấn giúp em làm sao để vợ, chồng em hòa hợp hơn để con em khi sinh ra có một cuộc sống tốt hơn.

Gia đình bạn có một số yếu tố tích cực có thể giúp hai bạn hòa hợp với nhau trong cuộc sống hôn nhân, hạn chế việc vợ chồng hay cãi nhau như:

Thứ nhất là hai vợ chồng đều ý thức được việc gìn giữ hạnh phúc gia đình. Ai cũng hiểu rằng nếu cứ thường xuyên căng thẳng với nhau như vậy thì hôn nhân rất dễ dẫn tới đổ vỡ.

Thứ hai là hai vợ chồng bạn được sự giúp đỡ của những người thân xung quanh khiến căng thẳng đôi khi được xoa dịu bớt đi phần nào.

Tuy nhiên, hai yếu tố nói trên chỉ là hai yếu tố bổ trợ mà thôi. Hai yếu tố này đem lại sự hỗ trợ rất tốt cho hai bạn nhưng không phải là yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định ở đây là ở bản thân hai bạn.

Bạn à, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể thay đổi một ai đó hoặc bắt một ai đó phải suy nghĩ giống như bạn. Bởi vì, mỗi người có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, một sở thích khác nhau, một cách hành xử khác nhau không ai là giống ai cả. Chính vì chồng bạn và bạn ai cũng cố gắng bắt người kia, mong muốn người kia phải suy nghĩ giống như mình, phải hành động giống như mình cho nên hai bạn mới thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn. Tại sao bạn luôn tự cho rằng phải suy nghĩ như mình mới là đúng, phải hành xử như mình mới là chuẩn mực mà bạn không suy nghĩ ngược lại theo hướng của chồng bạn. Khi bạn suy nghĩ, hành xử ngược lại như vậy bạn vẫn thấy mọi thứ vẫn đúng như thường.

Cập nhật : bởi

Có Cãi Nhau Mới Là Vợ Chồng, Nhưng Cãi Thế Nào Để Giữ Nhau Cả Đời?

Có cãi to thế nào cũng đừng chiến tranh lạnh qua hôm sau

Sẽ có những lúc vợ chồng không kiềm chế được cơn giận của bản thân mà cãi nhau rất dữ dội, giận đến mức xảy ra cả chiến tranh lạnh. Nhiều cặp vợ chồng thường vướng vào vòng lẩn quẩn cứ cãi nhau là lại kéo dài mấy ngày trời. Nhưng điều đó chỉ càng làm vợ chồng dần xa nhau thôi. Nếu có cãi vả, hãy giải quyết mâu thuẫn ngay trong ngày hôm đó. Đừng nằm cạnh nhau như hai người xa lạ vì cãi nhau, việc này sẽ chẳng tốt lành cho quan hệ vợ chồng nếu kéo dài. Cãi nhau là không tránh khỏi nhưng hãy kết thúc nó nhanh nhất có thể.

Tuyệt đối không dùng bạo lực khi cãi nhau

Một điều mà các cặp vợ chồng hay mắc phải khi cãi nhau là sẽ dùng đến bạo lực, cả vợ và chồng. Nhưng đây lại là nguyên nhân khiến đối phương lại càng giận hơn. Bạo lực chưa khi nào là điều tốt trong hôn nhân, thậm chí nó là kẻ giết chết hôn nhân bất cứ lúc nào. Dù có giận thế nào, chuyện có lớn ra sao, cũng hãy dùng lời nói để giải quyết, chia sẻ và nói cho nhau hiểu. Vợ chồng sống với nhau cả đời chứ chẳng phải ngày một ngày hai. Bạn bất cẩn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề trong phút chốc nhưng nó luôn sẽ là vết thương không bao giờ có thể lành với đối phương

Chỉ ra lỗi sai của đối phương, không được chế giễu hay chỉ trích

Khi chồng/vợ của bạn sai, đừng ngại ngần chỉ ra lỗi sai của họ. Điều này là cần thiết, tuyệt đối đừng im lặng. Bạn đời của bạn cần biết lỗi sai của họ, ngay cả khi cả hai đang giận thế nào. Và một điều quan trọng nữa là chỉ ra lỗi sai nhưng đừng kèm theo sự chế giễu hay chỉ trích. Sự chế giễu chỉ khiến đối phương thêm tức giận mà thôi. Hãy nhớ cái kết bạn mong muốn nhất cho những lần cãi nhau là cả hai phải hiểu ra lỗi sai của mình, chứ không phải là để càng giận nhau hơn.

Vợ chồng đừng cãi nhau khi có người ngoài hay con cái bên cạnh

Chuyện vợ chồng cãi nhau vốn chẳng có gì tốt đẹp cả, đó là lúc hai vợ chồng không hạnh phúc nhất. Khi ấy, cũng là lúc cả hai không đủ bình tĩnh, nhiều khi sẽ dùng những lời nói không tốt với nhau. Điều này sẽ không hay khi để người ngoài hay con cái thấy. Bất cứ khi nào muốn cãi nhau hay tranh luận, vợ chồng nên vào phòng đóng cửa mà giải quyết riêng. Đừng khiến người khác phải dèm pha vì mình, cũng đừng để con trẻ thấy sự bất hòa của cha mẹ. Con trẻ luôn dễ bị ảnh hưởng khi thấy ba mẹ cãi nhau. Dù có chuyện gì, cũng hãy để con thấy hình ảnh ba mẹ chúng hòa thuận nhất, đó mới là điều cần thiết để con lớn lên hạnh phúc hơn.

Cãi nhau thì đừng bao giờ lôi chuyện cũ ra nói

Yếu tố dễ khiến cuộc cải vã của vợ chồng càng căng thẳng hơn chính là khi đối phương cứ nhắc về chuyện cũ, lỗi sai cũ. Một khi đã tha thứ thì hãy dẹp hết những sai lầm của đối phương. Quá khứ vốn chỉ là thứ chỉ để nhìn lại, đừng kéo nó đến hiện tại. Quá khứ không tốt đẹp lại càng nguy hiểm. Có thế nào cũng hãy đối thoại với nhau về hiện tại và tương lai, để tránh khiến bạn đời thêm khó chịu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vợ Chồng Cãi Nhau Làm Sao Để Hòa Giải Và Hết Mâu Thuẫn? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!